Kinh doanh & Thị trường 09/07/2025 16:00

Savills: Mô hình chính quyền 2 cấp giúp các doanh nghiệp bất động sản nâng cao lợi nhuận

Theo chuyên gia Savills, việc phân quyền xuống các chính quyền đia phương được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và giảm sự phụ thuộc vào các cơ quan Trung ương. Tiến độ thực hiện dự án sẽ được rút ngắn, giảm thiểu các chi phí phát sinh do trì hoãn, giúp nâng cao lợi nhuận cho các nhà đầu tư bất động sản.

Ảnh minh họa: Hoàng Huy.

Từ ngày 1/7/2025, Việt Nam chính thức áp dụng mô hình chính quyền đô thị hai cấp. Cùng lúc, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện cũng đã được công bố và đi vào thực tiễn.

Đối với thị trường bất động sản, động thái này được kỳ vọng mở ra những thay đổi mang tính nền tảng - một lĩnh vực vốn phụ thuộc nhiều vào quy hoạch, thủ tục pháp lý và sự minh bạch hành chính.

Theo bà Đỗ Thị Thu Giang, Giám đốc Toàn quốc Dịch vụ Định giá & Tư vấn Savills Việt Nam, mô hình chính quyền hai cấp có thể sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trong việc cấp phép đầu tư, xây dựng và phê duyệt dự án.

Việc phân quyền xuống các chính quyền đia phương được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và giảm sự phụ thuộc vào các cơ quan Trung ương, vốn từng là nút thắt trong nhiều dự án tại các đô thị lớn.

"Tiến độ thực hiện dự án có thể sẽ được rút ngắn, giảm thiểu các chi phí phát sinh do trì hoãn, giúp nâng cao lợi nhuận cho các nhà đầu tư bất động sản", theo bà Giang.

Cùng với việc tinh gọn bộ máy, yếu tố minh bạch và khả năng dự đoán trong hệ thống pháp lý cũng được kỳ vọng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Việc hợp nhất thẩm quyền ra quyết định ở cấp tỉnh giúp loại bỏ tình trạng chồng chéo trách nhiệm dẫn đến sự thiếu nhất quán trong cách hiểu và áp dụng pháp luật.

Đồng thời, nỗ lực chuyển đổi số như xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và hệ thống cấp phép điện tử sẽ tăng khả năng tiếp cận thông tin và hạn chế dư địa cho các can thiệp chủ quan.

Theo bà Giang, đây là bước tiến giúp thị trường bất động sản Việt Nam tiệm cận hơn với các chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch.

Một điểm đáng chú ý khác là tác động từ việc sáp nhập các đơn vị hành chính. Theo quy định mới của Luật Đất đai 2024, các địa phương sau sáp nhập sẽ ban hành bảng giá đất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi khu vực trong một tỉnh mới sẽ áp dụng mức giá như nhau.

Bà Giang cho biết, luật đã yêu cầu bảng giá đất phải được xây dựng theo khu vực và vị trí cụ thể, và có thể xác định đến từng thửa đất nếu có đầy đủ dữ liệu.

Như vậy, việc dùng chung một bảng giá cho toàn tỉnh sau sáp nhập vẫn có thể đảm bảo sự khác biệt rõ ràng về giá trị từng khu vực, miễn là quá trình thiết kế được thực hiện bài bản, bám sát thực tế.

Về giai đoạn chuyển tiếp, khi bảng giá đất mới chưa được ban hành, bà Giang cho rằng các địa phương nên tiếp tục áp dụng bảng giá hiện hành trước khi sáp nhập nhằm đảm bảo tính ổn định và không gián đoạn trong công tác quản lý, thu ngân sách.

Đơn cử, hiện nay Sở Nông nghiệp  Môi trường đã kiến nghị UBND TP HCM (mới) tiếp tục áp dụng 3 bảng giá đất tại 3 khu vực trước đây là TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2025.

Sau đó, từ ngày 1/1/2026, UBND TP.HCM sẽ ban hành bảng giá đất mới áp dụng lần đầu trên địa bàn TP HCM (mới).

Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng để chính quyền địa phương chuẩn bị cơ sở dữ liệu, bản đồ địa chính số và tổ chức tư vấn độc lập nhằm xây dựng bảng giá đất mới minh bạch và khoa học hơn.

Bên cạnh những thuận lợi, việc phân quyền cũng khiến sự cạnh tranh trong chính sách đầu tư giữa các địa phương trở nên rõ rệt hơn. Với quyền tự chủ lớn hơn, chính quyền cấp tỉnh có thể chủ động hơn trong việc đưa ra ưu đãi về thuế, sử dụng đất và phát triển hạ tầng.

Theo bà Giang, điều này buộc các nhà đầu tư quốc tế phải tiếp cận chiến lược hơn, dựa trên phân tích năng lực cạnh tranh từng vùng, định hướng phát triển của địa phương và mức độ phù hợp với dự án.

Tuy nhiên, để những kỳ vọng này trở thành hiện thực, theo bà Giang cần phụ thuộc vào sự rõ ràng trong việc thực thi chính sách từ Trung ương, tiếp tục cải cách hệ thống pháp lý liên quan đến đất đai, nhà ở và đầu tư bất động sản. Đồng thời, phát triển hạ tầng và đối thoại hiệu quả giữa chính quyền và nhà đầu tư.

Hoàng Huy
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 10/07/2025 07:24
Chủ đầu tư livestream bán nhà

Một số chủ đầu tư bắt đầu công bố "chốt đơn" bán nhà qua livestream, nhưng chuyên gia cho rằng đây có thể chỉ là chiêu hút truyền thông cho dự án chứ không phải "xu thế mới".

Kinh doanh & Thị trường 10/07/2025 06:55
Kể chuyện văn hoá để bán phở, bún, nước mắm cho thế giới

Một thương hiệu Food & Beverage (F&B) hôm nay không thể chỉ bán đồ ăn mà phải bán cả một trải nghiệm, một lối sống, một niềm tin văn hoá. Ẩm thực Việt có đầy đủ nền tảng để vươn tầm như kim chi Hàn hay sushi Nhật? Để bàn luận về câu chuyện này, người viết đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thái Dương là Giám đốc Marketing (CMO) của CTCP iPOS.vn – đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ dành cho ngành F&B.

Kinh doanh & Thị trường 10/07/2025 06:35
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?

Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.

Kinh doanh & Thị trường 09/07/2025 21:25
4 bến cảng gần 25.000 tỷ đồng tại Hải Phòng được chấp thuận đầu tư

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng 4 bến cảng container tại khu bến Lạch Huyện, TP Hải Phòng, với tổng vốn gần 24.850 tỷ đồng.