Chiều 14/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam, theo Báo Chính phủ.
Tại cuộc gặp, ông Masayuki Omoto cho biết tập đoàn Marubeni có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới với đầu tư chất lượng cao, chú trọng đào tạo nhân lực.
Tập đoàn Marubeni dự kiến sẽ đầu tư vào các dự án như: Nhà máy điện khí Ô Môn II, dự án điện khí LNG Quảng Ninh, các dự án trang trại điện gió, điện mặt trời, dự án Khu công nghiệp Thành phố Amata Hạ Long, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến hàng hoá để xuất khẩu và các dự án đô thị thông minh tại Hà Nội và TP HCM…
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni. (Ảnh: VGP).
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đã có cơ chế và khuôn khổ pháp lý khả thi cho các dự án điện lớn như LNG, điện gió ngoài khơi, đồng thời các vướng mắc pháp lý liên quan dự án điện khí Ô Môn II đã được giải quyết. Thủ tướng đề nghị Marubeni tiếp tục coi Việt Nam là cứ điểm chiến lược với các khoản đầu tư chiến lược.
Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị tập đoàn mở rộng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng như điện khí, điện gió ngoài khơi để phục vụ tăng trưởng GDP, phát triển trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn trong nước… và xuất khẩu điện sang các nước ASEAN.
Cùng với đó, hợp tác với Tập đoàn Than – Khoáng sản triển khai các hoạt động kinh doanh, xuất khẩu than sang Nhật Bản; hợp tác sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng thương hiệu, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như cà phê, lúa gạo, thực phẩm chất lượng cao; đầu tư, phát triển các khu công nghiệp.
Thủ tướng gợi ý Marubeni có thể mở các nhà máy sản xuất mì ăn liền, bánh mochi, dược phẩm tại Việt Nam để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tập đoàn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ, chuyển đổi số…
Phản hồi đề nghị của người đứng đầu Chính phủ, ông Masayuki Omoto cho biết tập đoàn Marubeni sẽ nỗ lực hơn nữa để triển khai các dự án cụ thể, có giá trị gia tăng cao tại Việt Nam trong các lĩnh vực mà Thủ tướng đã gợi ý.
Marubeni là tập đoàn đầu tư và thương mại hàng đầu tại Nhật Bản, hiện có 130 chi nhánh và văn phòng tại 68 quốc gia trên toàn thế giới, hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế với doanh thu hằng năm khoảng 70 tỷ USD.
Tại Việt Nam, Marubeni đã đầu tư 80 năm. Văn phòng Marubeni tại Việt Nam được thành lập vào năm 1991. Các dự án của Marubeni tại Việt Nam hiện có khoảng 7.500 nhân viên người Việt Nam, với tổng doanh thu hằng năm khoảng 3 tỷ USD.
Thời gian qua, tậo đoàn Marubeni đã tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu hàng hoá (than đá, thuỷ sản, cà phê, ngũ cốc, các sản phẩm hoá dầu); thành lập công ty liên doanh và hoạt động sáp nhập, mua bán.
Trong lĩnh vực năng lượng, tập đoàn đã xây dựng 11 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất là 4.000 MW, trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 với công suất là 1.200 MW và các nhà máy công nghiệp, các nhà máy chế biến thực phẩm và dệt may.
Nhấn mạnh hiếm có tập đoàn nào đã đầu tư vào Việt Nam tới 80 năm như Marubeni, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ việc lựa chọn Việt Nam làm cứ điểm chiến lược, hoạt động hiệu quả của Marubeni thời gian qua đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như tăng cường chuyển giao công nghệ, tăng doanh thu xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và đóng các loại thuế cho ngân sách Nhà nước.
Quy định cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang xe điện, được ban hành chỉ trước thời hạn thực hiện chưa đầy một năm, đang gây bất ngờ và hoang mang cho đông đảo người dân Hà Nội. Bởi lẽ, một loạt các vấn đề then chốt như hệ thống phương tiện công cộng chưa phát triển, hạ tầng cho xe điện còn thiếu thốn, phương án hỗ trợ tài chính cho việc chuyển đổi chưa có, cùng những lo ngại về cháy nổ và an toàn đã khiến người dân chưa thể "sẵn sàng" cho cuộc chuyển đổi này.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy các đối tượng đã nhận hối lộ hơn 75 tỷ đồng.
Thành phố đang xây dựng cơ chế hỗ trợ người dân chuyển đổi xe máy chạy xăng sang xe điện, tiến tới cấm hoàn toàn phương tiện dùng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực Vành đai 1 từ tháng 7/2026.
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.