Vĩ Mô 21/11/2024 14:34

Tập trung chuyển đổi số trong công nghiệp chế biến, chế tạo, logistics

Một trong 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế số tại Việt Nam là chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó ưu tiên tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics; thương mại bán buôn, bán lẻ và nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1437 ngày 20/11 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025, trong đó đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gồm:

Thứ nhất, về phát triển kinh tế số ICT, kế hoạch đặt mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để thúc đẩy kinh tế số. Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.

Thứ hai, về phát triển dữ liệu số, Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu.

Đồng thời, thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu và cải thiện hiệu quả nhờ đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu; nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu và phát triển các ứng dụng số...

Thứ ba, về phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, kế hoạch nêu rõ, chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là các doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, việc này cũng nâng cao năng lực quản trị, quản lý vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quản trị hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.

Trong đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Logistics.

Thứ 4, về quản trị số, Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ.

Bên cạnh đó, hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác, hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương.

Anh My
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 21/11/2024 16:03
Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương giảm gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư

Dự án đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương sẽ điều chỉnh tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 xuống còn 18.523 tỷ đồng, giảm 998 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu.

Vĩ Mô 21/11/2024 13:54
TP HCM chốt giá vé đi Metro Bến Thành - Suối Tiên

Giá vé đi Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) áp dụng 6.000-20.000 đồng/lượt, vé tháng 300.000 đồng, ngoài ra còn vé một ngày, ba ngày, không giới hạn lượt đi.

Vĩ Mô 21/11/2024 13:49
Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Các doanh nghiệp trong nước đang tích cực chuẩn bị về công nghệ, nhân lực, kỹ thuật... để có thể tham gia thi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Vĩ Mô 20/11/2024 20:40
Cựu bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ 'động viên vợ khắc phục hậu quả'

Trong 15 phút trả lời thẩm vấn, ông Lê Đức Thọ thừa nhận sai phạm khi nhận tiền, quà của Xuyên Việt Oil; thấy ăn năn hối hận, động viên gia đình cố gắng khắc phục hậu quả.