Bộ Công Thương cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước châu Âu trong năm 2022 đạt khoảng 76,3 tỷ USD, tăng 5 % so với cùng kỳ năm 2021. Cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu 35,5 tỷ USD.
Theo Bộ Công Thương, năm 2022, tình hình quốc tế và châu Âu có nhiều diễn biến phức tạp, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều nước, rủi ro về suy thoái kinh tế tại các nước khu vực châu Âu và tiêu dùng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, thương mại giữa Việt Nam - EU vẫn duy trì đà tăng trưởng dương.
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước châu Âu trong năm 2022 đạt khoảng 76,3 tỷ USD, tăng 5 % so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 56 tỷ USD, tăng 10%. Thặng dư thương mại của Việt Nam với khu vực thị trường châu Âu đạt 35,5 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhận định đây là những kết quả ấn tượng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu và kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác phát triển thị trường châu Âu như chưa chú trọng phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường có quy mô nhỏ nhưng mức tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, thực tế nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cao do EU đặt ra từ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc đến các vấn đề môi trường, phát triển bền vững… dẫn đến khó khăn trong tiếp cận sâu hơn vào khu vực thị trường này.
Các doanh nghiệp trong nước chưa chú trọng phát triển thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu, hiện vẫn đang tập trung nhiều vào xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu, gia công có giá trị gia tăng chưa cao.
Bước sang năm 2023, xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu sẽ đối diện với một số khó khăn thách thức như tác động của xung đột Nga – Ukraine; chính sách thắt chặt tiền tệ; xu hướng gia tăng điều tra phòng vệ thương mại…
Thứ trưởng yêu cầu Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đối với các thị trường chủ chốt, thị trường truyền thống và đẩy mạnh việc phát triển các thị trường ngách, thị trường tiềm năng.
Đồng thời triển khai thực thi, tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết với các đối tác khu vực châu Âu (EVFTA, UKVFTA, VN-EAEUFTA…) để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh.
Dự báo mới nhất của Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết sản lượng gạo Thái Lan dự kiến sẽ giảm 871.000 tấn, tương đương 3,27%, xuống 25,8 triệu tấn trong mùa thu hoạch 2023-24, chủ yếu do hiện tượng thời tiết El Nino.
Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) – thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), dù gặp nhiều khó khăn trong bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng từ nay đến hết năm, đơn vị tập trung khởi công 4 dự án và đóng điện khoảng 7 dự án truyền tải điện.
Trước thông tin về số lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 28.700 tỷ đồng trong 8 tháng năm 2023, dù trước đó, tập đoàn này đã được chấp thuận tăng giá điện hồi tháng 5/2023, theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), với giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao như hiện nay đã ảnh hưởng đến chi phí phát điện của doanh nghiệp.
Khảo sát phiên trưa ngày 23/9 cho thấy, giá vàng SJC đã đảo chiều tăng vài nơi, lấy lại ngưỡng 69,17 triệu đồng/lượng (bán ra), trong khi giá vàng trang sức đồng loạt chững lại tại nhiều hệ thống cửa hàng.