UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Tờ trình số 301 gửi Thủ tướng về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hoá - Sầm Sơn và Quảng Xương - Tĩnh Gia (nay là TX Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hoá theo hình thức BOT, theo Báo Đầu tư.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá kiến nghị Thủ tướng xem xét quyết định chấm dứt chủ trương đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn dự án BOT này.
Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hoá đề xuất Thủ tướng cho phép triển khai đầu tư dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương với số tiền khoảng 1.103 tỷ đồng, tương đương số tiền mà tỉnh Thanh Hoá đã trả lại ngân sách Trung ương trước đó.
Địa phương cũng cho biết, số tiền đầu tư khoảng 2.197 tỷ đồng còn lại sẽ được dùng vốn ngân sách tỉnh để tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án trong giai đoạn 2025 - 2026.
Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hoá - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia có tổng vốn đầu tư khoảng 3.373 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn góp của nhà nước khoảng 2.359 tỷ đồng (gồm 1.400 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và gần 959 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh); phần vốn nhà đầu tư 1.014 tỷ đồng, với tối thiểu 20% là vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác tối đa 80%.
Nhà đầu tư thực hiện dự án là Liên danh CTCP tập đoàn xây dựng Miền Trung - CTCP đầu tư và thương mại Hoàng Thành
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng mới đoạn tuyến 1 Hoằng Hoá - Sầm Sơn dài 12 km và đoạn tuyến 2 Quảng Xương - Tĩnh Gia dài 17,9 km theo quy mô đường cấp III, vận tốc thiết kế 80 km/h, bề rộng nền đường 12 m. Riêng đoạn từ đại lộ Nam Sông Mã đến Quốc lộ 47 dài 1,8 km có bề rộng nền đường 48 m.
Theo kế hoạch, dự án được khởi công từ năm 2021 và hoàn thành trong năm 2024, vận hành khai thác theo hình thức thu phí từ năm 2025 - 2046.
Tuy nhiên, đến ngày 7/11/2023, nhà đầu tư mới tổ chức lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công được 1 gói thầu xây lắp dài 4,69 km/29,9 km, chậm 7 tháng so với hợp đồng.
Giá trị xây lắp của công trình đã đạt khoáng 1,1 tỷ đồng. Từ ngày 12/1/2024 đến nay, nhà đầu tư không triển khai thi công nên dự án không thể hoàn thành theo đúng thời gian quy định của hợp đồng là kết thúc thời gian xây dựng ngày 31/12/2024.
Ngoài ra, hợp đồng BOT quy định nhà đầu tư phải huy động 809,9 tỷ đồng vốn vay trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng (trước ngày 17/1/2024) nhưng đến ngày 26/1/2024, nhà đầu tư mới cung cấp hợp đồng vay vốn trị giá 570 tỷ đồng, thấp hơn 239,9 tỷ đồng so với phương án tài chính của dự án
Theo UBND tỉnh Thanh Hoá, thời gian thu xếp tài chính đã quá hạn 18 tháng nhưng nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành để tiếp tục thực hiện dự án theo hợp đồng BOT là trái với Luật PPP. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đã có văn bản đề nghị chấm dứt Hợp đồng dự án.
Do đó, UBND tỉnh Thanh Hoá khẳng định việc chấm dứt hợp đồng đầu tư tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hoá - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) và triển khai đầu tư lại theo quy định của Luật Đầu tư công là cần thiết để hoàn thành dự án.
Dự báo CPI sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10.
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng nói việc nhận 300.000 USD của doanh nghiệp là "sai lầm cuộc đời", cả đời theo phong cách "không gợi ý bất kỳ ai phải chi tiền bạc".
Tại kỳ họp bất thường cuối tháng 2, Quốc hội dự kiến xem xét nhiều luật, thông qua nghị quyết để sắp xếp bộ máy và thực hiện công tác nhân sự.
Theo Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, 2025 là năm được xác định đóng vai trò tăng tốc, bứt phá, tạo đà vững chắc cho nền kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng cao và duy trì bền vững trong 5 - 10 năm tiếp theo.