Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong năm 2025, theo tiết lộ của thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Boris Vujcic.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình quốc gia HRT1 ngày 21/12, người đứng đầu Ngân hàng trung ương Croatia và là thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, Vujcic, cho biết: “Định hướng đã rõ ràng, đó là sự tiếp nối định hướng từ năm 2024, và đó là việc tiếp tục giảm lãi suất."
ECB, ngày 12/12, đã giảm 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất cơ bản xuống còn 3%. Đây là lần thứ tư cơ quan này hạ lãi suất kể từ tháng 6/2024, đồng thời báo hiệu sẽ có thêm các bước tiếp theo, mặc dù các nhà hoạch định chính sách có ý kiến khác nhau về số lần hạ lãi suất cần thiết".
“Tôi không biết thời điểm chính xác ECB sẽ cắt giảm lãi suất,” ông Vujcic chia sẻ, "điều đó sẽ được xác định bởi dữ liệu, chủ yếu là tỷ lệ lạm phát. Liệu lạm phát có giảm tốc theo như dự báo của chúng tôi hay không và chúng tôi sẽ phải xem xét các tác động của việc truyền tải chính sách tiền tệ, cùng các kế hoạch dự báo…”.
Một điểm không chắc chắn đang đè nặng lên triển vọng kinh tế châu Âu là mối đe dọa của thuế quan sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.
Ông Vujcic nói: "Nếu có một cuộc chiến thương mại, điều đó sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng ở châu Âu và trên toàn thế giới”, đồng thời lưu ý thêm rằng các cuộc chiến thương mại thường thúc đẩy giá cả.
Ông nói thêm: "Chúng tôi hy vọng sẽ không có một cuộc chiến thương mại. Điều đó sẽ không tốt cho bất kỳ ai”.
Mỹ sử dụng kênh đào Panama nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đồng thời cũng là nước dành phần lớn nguồn lực để xây dựng kênh đào và quản lý lãnh thổ xung quanh trong nhiều thập kỷ.
Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025, giúp chính phủ nước này tránh được nguy cơ đóng cửa một phần chỉ vài ngày trước lễ Giáng sinh.
Thomas Rowe Price là nhà sáng lập của một trong những công ty đầu tư nổi tiếng nhất thế giới mang tên ông và là người được mệnh danh “cha đẻ” của phương pháp đầu tư tăng trưởng.
Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng cùng những bất ổn xoay quanh các đề xuất chính sách của ông đã bắt đầu gây áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).