Theo Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trên địa bản tỉnh năm 2024 ước đạt 10,2%; cao thứ 6/63 cả nước và thứ 3/11 vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cụ thể, quý I/2024 tăng 10,19%; đóng góp 2,34 điểm% vào tăng trưởng của năm; quý II/2024 tăng 9,66%; đóng góp 2,39 điểm% vào tăng trưởng của năm; quý III/2024 tăng 9,07%; đóng góp 2,21 điểm% vào tăng trưởng của năm; quý IV tăng 11,66%; đóng góp 3,26 điểm% vào tăng trưởng của năm.
Trong tháng 12/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh bằng 101,2% so với tháng trước và bằng 116,8% so với cùng kỳ. So với cùng kỳ, ngành khai khoáng bằng 88,5%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng 117,9%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà bằng 109,4%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải bằng 106,4%.
Ước tính quý IV, chỉ số sản xuất công nghiệp bằng 116,3% so với cùng kỳ. Đây là quý đây là quý có mức tăng trưởng cao nhất trong năm.
Tính chung cả năm 2024, sản xuất công nghiệp của tỉnh bằng 114,2% so với cùng kỳ năm trước.
Về thu hút đầu tư FDI, tính đến ngày 25/12, tỉnh đã thu hút được 747,2 triệu USD, bằng 57,0% so với năm trước. Trong đó, cấp mới 70 dự án, tổng vốn 457,7 triệu USD; điều chỉnh 38 lượt dự án, tổng vốn tăng thêm 280 triệu USD.
Các dự án cấp mới trong năm chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo đến từ nhà đầu tư Trung Quốc (31 dự án), Hồng Kong (17 dự án), Đài Loan (5 dự án).
Lũy kế trên địa bàn tỉnh hiện có 605 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký 11.278,5 triệu USD.
Về tình hình hoạt động doanh nghiệp, ước cả năm 2024, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023 (không đạt mục tiêu tăng15%), với tổng vốn đăng ký khoảng 30.400 tỷ đồng.
Trong năm, có khoảng 750 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, bằng 89,1% so với năm 2023 và khoảng 2.030 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 15,2%.
Doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 12 ước đạt 9.491 tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý IV, doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 27.796 tỷ đồng, tăng 8,4% so với quý III và tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cả năm 2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 101.934 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt 83.323 tỷ đồng, tăng 14,8%; doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 18.611 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 31/12/2024, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 30.774 tỷ đồng; bằng 138,0% so với năm trước. Trong đó, thu nội địa ước đạt 26.154 tỷ đồng, bằng 136,1% so với thực hiện năm trước; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 4.371 tỷ đồng, bằng 146,1% so với thực hiện năm trước.
Tổng chi ngân sách nhà nước đến ngày 31/12/2024 ước đạt 25.569 tỷ đồng, bằng 118,2% so với cùng kỳ, chủ yếu tăng chi do thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ phát sinh trong năm và kinh phí bổ sung thực hiện cải cách tiền lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024; Nghị định 75/2024 của Chính phủ.
Chi đầu tư phát triển ước đạt 10.750 tỷ đồng, bằng 134,5% so với cùng kỳ, chủ yếu đảm bảo từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết và từ nguồn bội chi ngân sách.
Chi thường xuyên ước đạt 14.769 tỷ đồng, bằng 110,3% so với cùng kỳ, chủ yếu tăng do bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP; Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong năm 2024, giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 10.350 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn, có mức tăng cao như: Nông sản sơ chế, thực phẩm tăng 17,6%; dây điện và cáp điện tăng 16,8%; sản phẩm plastic tăng 15,8%; linh kiện điện tử và máy văn phòng tăng 8,4%; chỉ có đá quý và kim loại quý giảm 8,9%.
Ở chiều ngược lại, giá trị hàng hóa nhập khẩu ước đạt 8.418 triệu USD tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu cho sản xuất như: Dây điện và cáp điện tăng 28,0%; vải và nguyên phụ liệu may mặc tăng 9,6%; nguyên phụ liệu da giầy tăng 9,0%; chỉ có đá quý và kim loại quý giảm 8,3%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 giảm 0,14% so với tháng trước; tăng 3,95%so với tháng 12 năm trước; bình quân cả năm 2024 tăng 3,35% so với bình quân cùng kỳ.
'Siêu cảng' SuperPort Việt Nam sẽ hợp tác Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam để xây dựng hạ tầng phục vụ cho các dịch vụ hậu cần và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc cũng như các quốc gia khác trong khu vực.
Năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 664,8 triệu USD, tăng 57,7%. Trong đó, Lào dẫn đầu chiếm 28,8% vốn, tăng 62,2% so với năm 2023
Việt Nam có thể bị ảnh hưởng lớn nhất khi ASEAN trở thành mục tiêu của Mỹ. Bởi thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các nước ASEAN hiện đang gia tăng, đặc biệt là với Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Với nhận định trên, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ có các giải pháp để tăng thu nhập của người dân, kích thích tiêu dùng nội địa.