Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đà suy giảm của tiêu thụ thép xây dựng bắt đầu chững lại. Lượng bán hàng trong tháng 7 giảm nhẹ 1,5% so với tháng 6 xuống 1 triệu tấn. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này thậm chí cao hơn 6,4%. Trước đó, ngành thép thép ghi nhận hai tháng phục hồi liên tiếp sau khi giảm sâu khoảng 40% vào hồi tháng 4 xuống mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây là 867.596 tấn.
Điều này rấy lên kỳ vọng rằng ngành thép đang có hiệu phục hồi và chuẩn bị cho đợt tăng mạnh vào cuối năm.
Thị trường đang chờ đợi những tín hiệu tích trong quý IV bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.
Ngoài ra, thời gian qua các nhà máy luyện kim tại Châu Âu giảm mạnh sản lượng hoặc thậm chí đóng cửa vì giá năng lượng quá cao khiến hoạt động sản xuất thua lỗ. Nhiều người kỳ vọng rằng đây là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA cho rằng việc nhu cầu quý IV có thể tăng hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho vẫn còn cao, các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.
“Sau tháng 8, nhu cầu có thể phục hồi một chút nhưng vẫn trong trạng thái giằng co. Tuy nhiên, vẫn chưa thể kỳ vọng thị trường phục hồi mạnh mẽ trong quý IV vì còn nhiều yếu tố bất định, nhất là khi room tín dụng cho ngành bất động sản bị siết. Kể cả room tín dụng được nới thì cũng cần thời gian để chạy đà. Nếu có thì nhu cầu cũng chỉ có thể từng bước tăng trở lại”, ông Đa nói.
Giá thép xây dựng giảm giúp các nhà đầu các công trình đầu tư công dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân đầu tư công hiện nay vẫn còn khá chậm. Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm tiến độ giải ngân đầu tư công đạt khoảng 35% kế hoạch năm 2022.
Bên cạnh đó, ông Đa cũng cho rằng nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức thấp nên dù Châu Âu và Trung Quốc có đang giảm sản lượng thì Việt Nam cũng chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.
Tính đến ngày 29/8, giá thép xây dựng đã trải qua 15 đợt giảm liên tiếp với tổng mức giảm khoảng 5 triệu đồng/tấn và hiện quanh mốc khoảng 15 triệu đồng/tấn.
“Nhu cầu thị trường trong nước vẫn đang khó khăn. Các công ty sản xuất thép vẫn đang thua lỗ bởi giá bán giảm trong khi chi phí đầu vào dù đã hạ nhiệt thời gian gần đây nhưng vẫn ở mức cao và hiện đang có dấu hiệu tăng trở lại”, ông Đa cho biết.
Theo VSA, giá nguyên vật liệu xây dựng nói chung giảm liên tục từ cuối tháng 4/2022 đến nay khiến thị trường chững lại. Nhu cầu tiêu thụ thép giảm sút do mùa vụ, đặc biệt là mùa mưa và giải ngân đầu tư công chậm.
Các nhà phân phối tìm cách giảm tồn kho, chỉ mua loại và lượng hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các nhà máy tìm thêm thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu (Campuchia, Hong Kong, Canada, Mỹ...).
Đa phần các nhà máy đều trong tình trạng khó khăn do hàng tồn kho giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà máy ngày càng khốc liệt về giá bán và xâm lấn thị phần của nhau.
Hiện nay các nhà máy áp dụng một tuần một giá mới và bảo lãnh giá bán trong tuần khiến thị trường bất ổn, càng khó khăn hơn trong tiêu thụ hàng hóa.
Mặc dù quý IV còn nhiều yếu tố bất định, tuy nhiên bước sang năm 2023, thị trường thép được dự báo sẽ có nhiều động lực để tăng trưởng hơn.
Mới đây, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng giá thép có thể hồi phục tốt hơn trong năm 2023, động lực chủ yếu đến từ nhu cầu của thị trường Trung Quốc khi các chính sách kích thích lại thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả.
Bên cạnh đó việc Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa, đẩy mạnh đầu tư công (đặc biệt chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng) cũng sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ sắt thép ổn định trở lại.
Với chính sách cắt giảm khí thải và công suất thép của Trung Quốc, nguồn cung thép được dự báo sẽ giảm dần trong những năm tới. Vì vậy, giá thép sẽ rất nhạy cảm với nhu cầu, khi triển vọng nhu cầu thép tích cực trở lại, giá thép sẽ có mức hồi phục tốt và giúp cải thiện mức biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép.
Ở thị trường nội địa, VCBS cho rằng nguồn vốn kế hoạch giải ngân trong năm 2022 và 2023 còn lại rất nhiều sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy xây dựng các dự án hạ tầng cũng như nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng
Cùng với đó, nguồn cung bất động sản trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong 2023 sau quá trình siết chặt nguồn vốn vào thị trường bất động sản năm 2022. VCBS kỳ vọng chính sách sẽ dần nới lỏng cho các chủ đầu tư vào năm 2023 giúp nguồn cung được hồi phục rõ.
Phát triển cà phê đặc sản đang trở thành một trong những bài toán lớn của ngành cà phê Việt Nam khi phải đối diện với nhiều khó khăn như sản lượng thấp và thiếu kinh nghiệm sơ chế, chế biến.
Theo khảo sát, giá thịt heo hôm nay tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền tiếp tục lặng sóng. Trong đó, mỡ heo đang được bán với giá 69.000 đồng/kg, thấp nhất trong các sản phẩm thịt heo được khảo sát tại đây.
Giá dầu tăng gần 2% trong phiên giao dịch ngày 21/11 vì căng thẳng giữa Nga và Ukraine nhanh chóng leo thang khi các nước phóng tên lửa vào nhau, khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Giá vàng thế giới tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong ngày 21/11 lên mức cao nhất trong hơn một tuần nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn sau dự báo doanh thu mờ nhạt của Nvidia và căng thẳng Nga - Ukraine leo thang.