Theo Cục Thống kê, Bộ Tài chính, trong tháng 6, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,2 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ 0,2% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 8,1%; hàng may mặc tăng 6,0%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,7%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,1% và du lịch lữ hành tăng 23,9%.
Trong quý II, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.713,8 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với quý trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 8,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2024 tăng 6,0%).
“Nhu cầu tiêu dùng, du lịch của người dân trong nước tăng trong các dịp lễ, Tết, nghỉ hè cùng với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ từ đầu năm đến nay”, Cục Thống kê lý giải.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 6 tháng đầu năm các năm 2021-2025. (Nguồn: Cục Thống kê)
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 2.613,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng mức và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 11,5%; lương thực, thực phẩm tăng 9,5%; may mặc tăng 6,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,5%.
Một số địa phương có tăng trưởng doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Quảng Ninh tăng 10,0%; Hải Phòng và Đà Nẵng cùng tăng 8,2%; TP HCM tăng 7,6%; Hà Nội tăng 7,3%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 409,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,0% tổng mức và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có tăng trưởng doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm Đà Nẵng tăng 18,5%; TP HCM tăng 16,9%; Hà Nội tăng 13,0%; Hải Phòng tăng 12,5%; Cần Thơ tăng 9,0%.
Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 46,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng mức và tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước do ngay từ đầu năm, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các chương trình kích cầu du lịch và phát triển nhiều loại hình du lịch mới thu hút khách du lịch trong và ngoài nước..
Một số địa phương có tăng trưởng doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: TP HCM tăng 28,2%; Lào Cai tăng 27,9%; Hà Nội tăng 22,8%; Đồng Tháp tăng 19,4%; Bình Dương tăng 17,1%.
Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 348,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có tăng trưởng doanh thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm Quảng Bình tăng 19,1%; Cần Thơ tăng 17,7%; Lào Cai tăng 14,0%; TP HCM tăng 13,5%; Khánh Hoà tăng 11,1%; Hà Nội tăng 9,5%.
Trong 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 10,7 triệu lượt người, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước.
6 tháng đầu năm nay, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 38,5%.
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị PepsiCo mở rộng hợp tác, là cầu nối để các doanh nghiệp Mỹ và đối tác tăng đầu tư vào Việt Nam.
Tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư dự án và chuyển đổi các nhà máy điện than sang năng lượng sinh khối tại Việt Nam.