Kinh doanh & Thị trường 24/03/2023 12:08

Toshiba bán mình với giá 15 tỷ USD

Theo Bloomberg, Toshiba đã chấp nhận bán mình với giá 2.000 tỷ yên, khép lại chương buồn trong lịch sử hơn 140 năm của mình.

Cụ thể, trong tuyên bố ngày 23/3, HĐQT Toshiba đã phê duyệt đề nghị mua lại với giá 2.000 tỷ yên (15,3 tỷ USD) từ một nhóm doanh nghiệp do Japan Industrial Partners (JIP) đứng đầu. 17 công ty Nhật Bản và 6 tổ chức tài chính trong nước sẽ tham gia vào thương vụ này, trong đó có những cái tên như Orix Corp, Chubu Electric Powe…

Con số 2.000 tỷ yên tương ứng với 4.620 yen mỗi cổ phiếu của Toshiba, cao hơn 9,7% so với mức giá chốt phiên cổ phiếu của tượng đài công nghệ Nhật Bản hôm 23/3.

Toshiba từng là biểu tượng tự hào của người dân Nhật Bản. (Ảnh: Bloomberg)

Bloomberg nhận định, động thái này có thể là dấu chấm hết cho nhiều năm bê bối dẫn đến quyết định bán mình của Toshiba – hãng điện tử đã tồn tại 148 năm của Nhật Bản.

Không riêng ban lãnh đạo Toshiba, chính phủ Nhật và các cổ đông lớn nước ngoài cũng luôn bất đồng về tương lai của chính tập đoàn này. Các nhà đầu tư muốn tìm cách tối ưu hoá lợi nhuận, trong khi chính phủ Nhật Bản ưu tiên giữ các mảng kinh doanh và công nghệ nhạy cảm khỏi bàn tay nước ngoài.

Theo đó, mảng kinh doanh điện hạt nhân của Toshiba có ý nghĩa quan trọng với an ninh quốc gia. Nó liên quan đến việc ngừng hoạt động nhà máy điện nguyên tử Fukushima Dai-Ichi, vốn bị phá hủy trong trận động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân năm 2011. Chính vì vậy, chính phủ khó chấp nhận việc chuyển giao quyền sở hữu cho một công ty nước ngoài.

Cũng theo Bloomberg, nếu thương vụ này diễn ra, đây sẽ là một trong những giao dịch lớn nhất châu Á năm 2023, trong bối cảnh thị trường M&A đang sụt giảm. Nó cũng là một trong những thương vụ mua lại cổ phần tư nhân lớn nhất từ ​​trước đến nay tại Nhật Bản.

Nhà phân tích Mio Kato của hãng nghiên cứu LightStream cho biết, quyết định này là dấu hiệu tích cực vì một trong các vấn đề của Toshiba là thiếu chiến lược nhất quán do liên tục thay đổi định hướng. Tuy nhiên, Mio Kato cho rằng, còn một số việc phải làm trong việc thiết lập các động lực tăng trưởng và tối đa hoá tiềm năng một số mảng kinh doanh mới nổi của Toshiba. 

Câu chuyện của Toshiba đã trở thành “phép thử” về việc quản trị doanh nghiệp ở Nhật Bản, khi nhiều nhà đầu tư nổi bật khác nhìn thấy cơ hội và mua cổ phần trong công ty. Có thể kể đến Công ty quản trị Elliott của tỷ phú Paul Singer, Oasis của Seth Fischer và các quỹ có trụ sở tại Singapore như Effissimo Capital Management, 3D Investment Partners.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cổ phần tư nhân lớn nhất thế giới đã cân nhắc mua lại, bao gồm Bain Capital, CVC Capital Partners và KKR & Co.

Về phía Toshiba, tập đoàn này cho biết, trước khi nhu cầu về chip nhớ và ổ cứng suy giảm, nhóm doanh nghiệp trên đã đề nghị mua với giá 5.500 yen mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên sau đó, JIP đã hạ giá thầu nhiều lần do thị trường xấu đi, gặp khó khăn trong việc đảm bảo tài chính và triển vọng thu nhập của Toshiba bị cắt giảm.

Toshiba liên tiếp gặp khủng hoảng trong 8 năm qua, bắt đầu từ vụ bê bối kế toán vào năm 2015 khiến lợi nhuận bị thâm hụt, dẫn đến việc tái cơ cấu toàn bộ công ty. Sau nhiều khó khăn, Toshiba phải cho phá sản mảng điện hạt nhân tại Hoa Kỳ, bán bộ phận chip đắt giá và chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại.

Kể từ đó, ban lãnh đạo và cổ đông đã xảy ra nhiều xung đột trong việc đưa ra định hướng phát triển. Đầu năm 2022, các cổ đông phủ quyết đề xuất chia tách Toshiba của ban lãnh đạo. Sự thất bại của kế hoạch này đã thúc đẩy ban lãnh đạo tìm kiếm các lựa chọn chiến lược cho tương lai của Toshiba, bao gồm cả việc bán mình. JIP được chọn là nhà thầu ưu tiên vào tháng 10.

JIP có trụ sở tại Tokyo, được thành lập vào năm 2002 bởi Hidemi Moue. JIP nổi tiếng nhất với thương vụ thâu tóm nhà sản xuất máy tính Vaio từ Sony năm 2014.

Diễm Ly
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 26/04/2024 20:38
Bộ Xây dựng: Chung cư tăng giá gần 40% sau 5 năm

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, mặt bằng giá trung bình chung cư tại Hà Nội hiện dao động 50-70 triệu đồng mỗi m2, tăng 38% so với năm 2019.

Kinh doanh & Thị trường 26/04/2024 19:59
Chủ tịch DIG: Sai lầm lớn của tôi là không quan tâm đến khu công nghiệp

Bên cạnh kế hoạch phát triển tiếp các khu khách sạn ở bãi sau Vũng Tàu, ban điều hành DIG có tham vọng ở nhiều lĩnh vực mới nhu khu công nghiệp.

Kinh doanh & Thị trường 26/04/2024 19:55
Vietnam Land - nhà phân phối chính thức cho dự án Libera Nha Trang

Ngày 22/4/2024, KDI Holdings, nhà phát triển dự án Vega City Nha Trang, đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Vietnam Land - doanh nghiệp phân phối bất động sản Việt Nam. Sự kết hợp này không chỉ mở ra cánh cửa mới cho Libera Nha Trang tiếp cận khách hàng tiềm năng mà còn củng cố vị thế của dự án.

Kinh doanh & Thị trường 26/04/2024 19:48
ĐHĐCĐ Đầu tư Sài Gòn VRG: Quỹ đất sạch cho thuê còn hơn 1.000 ha, ước lãi quý I tăng 43%

Đầu tư Sài Gòn VRG hiện là một trong những đơn vị phát triển khu công nghiệp niêm yết lớn nhất tại khu vực miền Nam với tổng diện tích có thể cho thuê còn lại lên tới hơn 1.000 ha, tập trung chủ yếu tại KCN Phước Đông - Giai đoạn 2 (290 ha), KCN Lê Minh Xuân 3 (105,4 ha) và Khu công nghiệp lộc An - Bình Sơn (144,2 ha)…

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO