Trung Quốc cần cắt 90 triệu tấn thép lò cao để đạt mục tiêu xanh

Trung Quốc sẽ phải cắt giảm hơn 90 triệu tấn thép sản xuất từ lò cao so với mức của năm 2024 nếu muốn đạt được mục tiêu chuyển đổi xanh trong năm nay, theo một báo cáo mới công bố.

 

Trung Quốc sẽ phải giảm hơn 90 triệu tấn sản lượng thép từ lò cao chạy bằng than so với mức của năm 2024 nếu muốn đạt được mục tiêu sản xuất thép thân thiện với môi trường trong năm nay, Reuters dẫn báo cáo của một nhóm nghiên cứu công bố hôm thứ Ba (21/7).

Ngành thép toàn cầu hiện chiếm khoảng 8% lượng khí thải CO₂, trong đó Trung Quốc là quốc gia đóng góp lớn nhất với hơn một nửa sản lượng thép thế giới.

Các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) có trụ sở tại Helsinki cho biết, nếu Trung Quốc có thể đạt mục tiêu sản xuất 15% tổng lượng thép bằng công nghệ lò điện hồ quang (electric arc furnace – EAF) trong năm nay, nước này có thể cắt giảm hơn 160 triệu tấn khí thải CO₂ — gần tương đương tổng phát thải của toàn ngành thép Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung toàn cầu, Trung Quốc vẫn đang tụt lại phía sau về tỷ trọng sản lượng thép từ lò điện. Trung bình thế giới, tỷ lệ này là khoảng 30%, trong khi tại Mỹ là 71,8%, Ấn Độ 58,8% và Nhật Bản 26,2%, theo CREA.

Từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2025, công suất sử dụng của các lò cao tại Trung Quốc tăng từ 85,6% lên 88,6%, trong khi mức sử dụng của lò điện hồ quang lại giảm từ 58,9% xuống còn 48,6%.

“Một chiến lược thực chất nhằm cắt giảm sản lượng có mức phát thải cao và kiểm soát tình trạng dư thừa công suất không chỉ giúp giải quyết những vấn đề nội tại của ngành thép Trung Quốc mà còn góp phần hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu,” bà Belinda Schaepe, chuyên gia phân tích tại CREA nhận định.

Trong năm 2024, Trung Quốc sản xuất hơn 1 tỷ tấn thép thô, trong đó khoảng 90% đến từ lò cao.

Tình trạng dư thừa công suất đã đè nặng lên ngành thép Trung Quốc, kéo giá xuống thấp và dẫn đến phản ứng bảo hộ ngày càng gay gắt từ các đối tác thương mại trên toàn thế giới, khi xuất khẩu thép của nước này tiếp tục gia tăng.

Trong khi đó, các cơ sở sản xuất thép bằng lò điện — vốn có mức phát thải thấp hơn — lại đang gặp khó vì chi phí điện cao, nguồn cung phế liệu thiếu ổn định và hiệu quả kinh tế kém.

Theo Reuters, sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 6 giảm 3,9% so với tháng 5 và giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2024 – mức giảm theo năm lớn nhất kể từ tháng 8. Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới đã sản xuất 83,18 triệu tấn thép thô trong tháng trước, đưa tổng sản lượng nửa đầu năm xuống còn 515 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng thép yếu đi phù hợp với bối cảnh ngành xây dựng dân dụng vẫn còn khó khăn, nhưng điều đó không lý giải được tại sao nhập khẩu quặng sắt lại tăng mạnh.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Dự báo giá heo hơi ngày 23/7: Đà giảm có thể kéo dài trên cả ba miền

Sau nhịp điều chỉnh trong phiên sáng nay, giá heo hơi hiện dao động từ 60.000 - 66.000 đồng/kg. Các chuyên gia dự báo đà giảm có thể tiếp tục kéo dài tại cả ba miền trong ngày mai.

Nhu cầu dầu năm 2025 có thể vượt xa dự báo của OPEC và IEA?

Sau khi đưa ra các dự báo quá lạc quan trong năm 2024, cả OPEC và IEA đã trở nên thận trọng hơn khi cập nhật triển vọng năm 2025, dù số liệu nhập khẩu từ đầu năm cho thấy nhu cầu có thể đang phục hồi mạnh.

Nguồn đá phục vụ sân bay Long Thành: Dư khối lượng nhưng chưa đủ chủng loại

Ngày 22/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, trường hợp được áp dụng cơ chế đặc thù khai thác khoáng sản phục vụ dự án trọng điểm theo các nghị quyết của Chính phủ, các mỏ đá tại Đồng Nai sẽ khai thác được gần 4,3 triệu m3 đá, vượt hàng trăm nghìn m3 so với nhu cầu của Dự án sân bay Long Thành. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chủng loại (sản phẩm) đá phục vụ dự án chưa đủ.

Giá lúa gạo hôm nay 22/7: Tiếp tục xu hướng tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay (22/7) tại thị trường trong nước ghi nhận mức tăng nhẹ, với gạo nguyên liệu OM18 và cám cùng tăng 50 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu nhích lên 3 USD/tấn, đạt mức 380 USD/tấn.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO