Hệ thống đường ống dẫn khí đốt lâu đời nhất của Nga đến châu Âu đi qua Ukraine, được xây dựng từ thời Liên Xô, dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm nay.
Ukraine tuyên bố không gia hạn thỏa thuận trung chuyển với Gazprom – tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga – nhằm cắt nguồn thu nhập mà nước này cho rằng Nga đang sử dụng để tài trợ cho cuộc xung đột tại Ukraine.
Việc Nga dừng cung cấp khí đốt cho Áo, quốc gia nhận phần lớn khí đốt qua Ukraine, đồng nghĩa rằng Nga giờ chỉ cung cấp lượng khí đốt đáng kể cho Hungary và Slovakia, trong đó Hungary tiếp nhận khí đốt qua đường ống chạy chủ yếu qua Thổ Nhĩ Kỳ. Trước khi xung đột tại Ukraine bùng nổ vào năm 2022, Nga đáp ứng tới 40% nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết thông báo từ Gazprom đã được dự đoán từ lâu và nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống này. Ông Nehammer khẳng định: “Không hộ gia đình nào sẽ phải chịu lạnh trong mùa Đông này. Các kho chứa khí đốt đã đầy đủ”.
Ngoại trưởng Ukraine, Andrii Sybiha, viết trên nền tảng X rằng: “Kỷ nguyên châu Âu phụ thuộc vào khí đốt Nga đã kết thúc”, đồng thời kêu gọi cắt đứt hoàn toàn nguồn lợi nhuận từ năng lượng của Nga.
Tập đoàn năng lượng lớn nhất Áo, OMV, cho biết họ đã chuẩn bị cho khả năng Nga dừng cung cấp khí đốt và có thể nhập khẩu khí đốt qua Đức, Italy, và Hà Lan để phục vụ khách hàng.
Nguồn cung từ Nga cho Áo bị ngừng sau một tranh chấp hợp đồng giữa Gazprom và OMV. Trong thông báo trên nền tảng giao dịch khí đốt Trung Âu, OMV cho biết Gazprom sẽ dừng cung cấp khí đốt từ ngày 16/11/2024.
Trong khi đó, giá khí đốt toàn cầu vẫn trên đà tăng mạnh sau khi nguồn cung từ Nga giảm dần. Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Âu đã tìm được nguồn cung thay thế, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.
Giá cao su tuần qua chứng kiến sự sụt giảm mạnh 4% trên sàn Osaka và 6,3% trên sàn Thượng Hải. Lo ngại căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với các biện pháp kích thích kinh tế từ Bắc Kinh không đạt kỳ vọng, đã làm tăng thêm sự bất định về nhu cầu.
Giá dầu thế giới giảm hơn 2% trong phiên 15/11 do các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu yếu hơn của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ cắt giảm lãi suất.
Giá dầu thô giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 15/11 do các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu yếu hơn của Trung Quốc và khả năng tốc độ hạ lãi suất của Fed chậm lại.
Giá vàng thế giới ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất trong hơn ba năm do kỳ vọng của thị trường về việc Fed hạ lãi suất suy yếu đã kéo đồng USD lên cao hơn, làm giảm sức hấp dẫn đối với vàng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tăng gần 1 triệu đồng/lượng.