Liên quan đến những bức xúc của người dân các tỉnh miền Bắc trong thời gian gần đây khi liên tục bị cắt điện liên tục không báo trước, trao đổi bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết đã đưa ra cảnh báo thiếu điện từ trước khi diễn ra dịch COVID-19.
Theo ông, tình trạng thiếu điện có thể trầm trọng hơn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức 6-7%.
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, sự phát triển “ồ ạt” của nguồn điện gió, điện mặt trời đã tác động đến nguồn cung hệ thống. Nguồn điện năng lượng tái tạo này cần phải phát triển có mức độ, chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng đầu tư thôi chứ không thể phát triển ồ ạt.
"Như Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nói rằng, có nắng có gió mới ra điện mặt trời được. Trong khi vùng đó không có phụ tải để truyền tải điện đi. Muốn có truyền tải phải có quy hoạch, kế hoạch, có chiến lược đầu tư chứ còn đầu tư ồ ạt rồi không đầu tư hệ thống truyền tải thì không được”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ.
Cũng theo ông Thanh, khi Quốc hội tổng kết Nghị quyết 31 về dừng đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Ủy ban Kinh tế cũng đã kiến nghị xem xét lại chủ trương đầu tư lĩnh vực này.
Ông cũng cho hay, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phục hồi ở mức khoảng 6-7% như những năm trước đó, tình trạng thiếu điện sẽ còn diễn ra nhiều hơn chứ không phải chỉ như hiện nay.
Đối với thực trạng đáng buồn là trong những năm qua không có dự án lớn được đầu tư, có cũng triển khai chậm là nguyên nhân khiến cho nguồn cung cho hệ thống bị thiếu hụt, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, đã có báo cáo rất rõ về tình trạng chậm trễ ở các dự án nguồn điện do các tập đoàn năng lượng triển khai đầu tư, bao gồm Tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than và Khoáng sản.
Đặt trong bối cảnh thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thành nhấn mạnh rằng sẽ có nhiều bài toán đặt ra để đảm bảo cung ứng điện. Trong đó, về phát triển thủy điện, hiện nguồn này đã khai thác tới 80% công suất. Dẫn tới, dư địa phát triển thủy điện sắp tới gần như không còn.
Trong khi đó, việc phát triển nguồn nhiệt điện than phải được đặt trong mối quan hệ với những cam kết của Việt Nam tại COP26 về phát thải ròng về 0. Nghị quyết 55, cam kết COP26 có cả rồi, giờ về tài chính thì phải thực hiện, hiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đang tiến hành giám sát chuyên đề về năng lượng, ông Thanh cho biết.
Trước đó, Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan, cử tri tỉnh Quảng Ninh cũng đã có kiến nghịTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương làm rõ về phương pháp tính giá điện sinh hoạt. Bên cạnh đó,kế hoạch cung ứng điện có đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội không cũng là vấn đề cần quan tâm.
Theo Đại biểu Lan, mới bắt đầu vào mùa nóng, kinh tế đã có phục hồi nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng, một số lĩnh vực có khó khăn sản xuất kinh doanh, nhưng điện thiếu trầm trọng như vậy cũng rất là lo.
"Cắt điện không phải chỉ luân phiên 1 - 2 tiếng, cắt cả ngày, cả đêm nên ảnh hưởng rất nghiêm trọng đời sống nhân dân, kinh tế xã hội", bà Lan nói.
Mặc dù Chính phủ có chủ trương phát triển điện tái tạo, cùng với nhiệt điện than, khí, nhưng kế hoạch kết nối và sử dụng điện tái tạo còn chậm. Việc vận hành hệ thống nhiệt điện cũng cho thấy chưa được chủ động, vẫn còn thiếu và chưa có chiến lược đảm bảo được cho các năm.
"Thực tế này đặt ra vấn đề, chiến lược và kế hoạch đáp ứng điện cho phát triển đất nước hiện tại và tương lai thế nào. Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, nhưng kế hoạch hành động đang được xây dựng, thì triển khai sẽ ra sao để khắc phục tình trạng này trong ngắn hạn và dài hạn", bà Lan nêu quan điểm.
Đại biểu Tạ Thị Yên thì phản ánh về việc tăng giá điện, theo đó từ năm 2010 đến nay, EVN đã 8 lần điều chỉnh tăng giá điện, giá bình quân từ 1.058 đồng/kWh lên 1.864,44 đồng/kWh (vào năm 2019). Tuy nhiên, đến nay tiếp tục báo lỗ và đề nghị điều chỉnh tăng giá điện.
“Cử tri cho rằng cùng một hệ sinh thái, nhưng công ty mẹ thì báo lỗ trong khi các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022. Điển hình như hai doanh nghiệp thuộc EVN là Tổng công ty Phát điện 3, Tổng công ty Phát điện 2 đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 lần lượt là 2.550 tỷ đồng và 3.668 tỷ đồng ...”, đại biểu Tạ Thị Yên nêu.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Yên, EVN cho hay, số tiền gửi cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các Tổng công ty Điện lực.
“Chưa nói đến khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi nhiều đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho khoản vay trong thời gian tới”, EVN trình bày.
Bên cạnh đó, theo EVN, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đã đạt hơn 90% khối lượng nhưng dự án chống ngập do triều gần 10.000 tỷ đồng ở TP HCM bị "đắp chiếu" suốt nhiều năm, nguy cơ đội vốn thêm hàng nghìn tỷ.
Casino Phú Quốc được cho người Việt vào chơi đến cuối năm nay, trong khi Vân Đồn thí điểm trong 3 năm từ ngày được cấp phép, theo Nghị định của Chính phủ.
Từ sau năm 2025 thành phố muốn được giữ tỷ lệ điều tiết ngân sách ít nhất 21% để có nguồn lực bổ sung cho nhiệm vụ chiến lược, đầu tư hạ tầng, nâng cao đời sống người dân.
Khách đi Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến trả 6.000-20.000 đồng mỗi lượt, tùy hình thức thanh toán, quãng đường, thay đổi so với phương án trước.