Chiều 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết Chính phủ đề xuất điều chỉnh ba nội dung trong chủ trương đầu tư dự án, gồm:
Một là xây dựng đường cất hạ cánh số 3 ngay trong giai đoạn 1 của dự án để nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, giảm chi phí logistics.
Hai là điều chỉnh thời gian hoàn thành giai đoạn 1 của dự án vào cuối năm 2026. Theo Bộ trưởng, tiến độ chuẩn bị và thực hiện đầu tư đường cất hạ cánh số 3 khoảng 24 tháng, sau khi được Quốc hội thông qua thì sẽ hoàn thành vào cuối năm 2026. Bên cạnh đó, quá trình triển khai giai đoạn 1 cũng gặp một số khó khăn nên không thể hoàn thành vào năm 2025.
Ba là kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 của dự án mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.
Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, cơ quan thẩm tra nhất trí với sự cần thiết và ba nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mà Chính phủ đề xuất.
Cụ thể, về việc điều chỉnh phân kỳ đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 3 từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1, cơ quan thẩm tra cho rằng việc này phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu khai thác liên tục của cảng hàng không khi một đường cất hạ cánh gặp sự cố, nâng cao hiệu quả đầu tư dự án.
Đối với đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án, Ủy ban Kinh tế nhất trí lùi thời hạn đến hết ngày 31/12/2026.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện sẽ tạo điều kiện đồng bộ hạ tầng phụ trợ, các tuyến đường kết nối, nhà ga và các công trình hỗ trợ khác một cách hợp lý hơn, đặc biệt là đồng bộ với thời hạn hoàn thành việc đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 3, giúp tối ưu hóa hiệu quả vận hành trong dài hạn.
Cuối cùng, cơ quan thẩm tra cho phép Chính phủ không phải báo cáo Quốc hội thông qua, trước khi Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh dự án theo thẩm quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Chính phủ yêu cầu các cơ quan trực thuộc xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong.
Trong 10 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn (IIP) Vĩnh Phúc tăng 11,15%, thu hút FDI vượt 45,35% kế hoạch giao, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 10,29%,...
Theo nghị quyết được Thường vụ Quốc hội thông qua sáng 14/11, đến năm 2025, TP Hà Nội giảm 53 và TP HCM giảm 39 đơn vị hành chính cấp xã.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm tổng kết, đánh giá, đề xuất ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất trong năm 2025, nhất là việc tiếp tục gia hạn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.