Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu của Hải quan Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ 3 tháng đầu năm nay đạt trên 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý là xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chủ chốt đều có xu hướng chậm lại.
Tính đến hết tháng 3/2025, sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 75 thị trường trên thế giới, trong đó, Mỹ, EU, Nga, Canada và Thái Lan là 5 thị trường nhập khẩu nhiều nhất.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của cá ngừ Việt Nam với giá trị xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm chiếm tới 39% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong tháng 3 có xu hướng tăng trưởng chậm lại, khi chỉ tăng chưa đến 9% so với cùng kỳ năm 2024.
VASEP nhận định, tuy Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam, song xuất khẩu sản phẩm này sang Mỹ đang vấp phải một số yếu tố bất lợi.
Việc Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) ra thông báo sơ bộ không công nhận tương đồng các biện pháp quản lý và bảo tồn thú của Việt Nam đồng nghĩa rằng nếu không đáp ứng yêu cầu của NOAA đúng thời hạn, thì hải sản đánh bắt của Việt Nam, bao gồm cả cá ngừ, sẽ bị cấm nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 1/1/2026
Bên cạnh đó, lo ngại về việc chính quyền Tổng thống Donald Trump tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam cũng khiến các nhà nhập khẩu Mỹ e ngại mở đơn hàng mới cũng như hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam.
Tương tự thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU cũng có dấu hiệu chậm lại và các thị trường trong khối cũng có nhiều biến động.
Trong khối EU, Hà Lan hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất cá ngừ Việt Nam với kim ngạch trong tháng 3 đạt trên 13 triệu USD, tăng 82%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang Italy cùng kỳ lại giảm 2%, chỉ đạt hơn 9 triệu USD. Thị trường Đức cũng không mấy khả quan khi xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong tháng 3 giảm 9%.
Xuất khẩu cá ngừ sang Canada, Nhật Bản và Nga, sau khi giảm mạnh trong tháng đầu năm, đã hồi phục và liên tục tăng trưởng cao trong 2 tháng sau đó, nhất là thị trường Nga.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga trong tháng 3 tăng 92% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng cao liên tục trong 2 tháng qua đã đưa Nga trở thành thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Hà Lan.
VASEP nhận định, việc Mỹ thay đổi chính sách thương mại, áp thuế đối ứng khiến thị trường thủy sản toàn cầu biến động mạnh. Sau khi Mỹ tuyên bố tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày, trên thị trường cá ngừ đã có những dấu hiệu tích cực, các đơn hàng bắt đầu tăng trở lại. Tuy vậy, các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam vẫn cần tỉnh táo trước những rủi ro hiện hữu do thuế đối ứng mới chỉ hoãn áp dụng, chưa gỡ bỏ hoàn toàn.
VASEP khuyến nghị các doanh nghiệp thủy sản tập trung đẩy nhanh các lô hàng còn đang trong quá trình trung chuyển, vận chuyển đến nhập khẩu cuối cùng, ít nhất là trong 90 ngày tới để hạn chế tối đa rủi ro bị áp thuế cao. Đồng thời, tích cực chủ động mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Đông, châu Á, nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ.
Thị trường vàng trong nước tiếp tục sôi động vào trưa ngày 22/4, với đà tăng mạnh lan rộng ở tất cả các phân khúc. Vàng miếng SJC, vàng nhẫn trơn, vàng nữ trang 24K và 18K đồng loạt thiết lập đỉnh giá mới, đánh dấu phiên tăng thứ hai liên tiếp sau đợt phục hồi mạnh mẽ hôm qua.
Ngày 18/4, tại TP HCM, TTC AgriS (Mã: SBT) đã thành công ký kết thoả thuận hợp tác cùng Tập đoàn Sungai Budi.
Qua khảo sát, giá thịt heo không có điều chỉnh mới tại hệ thống cửa hàng WinMart. Hiện tại, nạc dăm heo đang giữ mức 157.520 đồng/kg.
Các nước châu Á đang tăng cường nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Mỹ nhằm giảm thặng dư thương mại và hy vọng tránh bị áp thuế cao từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters