Chiều 24/2 đã diễn ra Hội thảo công bố báo cáo “Việt Nam sau 5 năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA): Kết quả, yêu cầu và định hướng cải cách”.
Nhận định về bối cảnh quốc tế hiện nay, ông Trước xu thế cạnh tranh địa chính trị ngày càng nghiêm trọng, các thay đổi chính sách thuế quan ở nhiều thị trường cũng như gia căng căng thẳng của các cặp thị trường như: Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - EU, Việt Nam sẽ phải đề ra nhiều kịch bản để ứng phó, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết.
Còn theo TS. Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng CIEM, bối cảnh kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2020 - 2025 đã chứng kiến nhiều biến động lớn. Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn chưa từng có đối với chuỗi cung ứng, đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chính sách thương mại và đầu tư.
Khi thế giới mới bước ra khỏi đại dịch, xung đột địa chính trị ở nhiều khu vực, đặc biệt là giữa Nga – Ukraine, đã tạo ra những tác động gián đoạn nghiêm trọng đối với hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu.
Bối cảnh kinh tế thế giới đã và đang chứng kiến nhiều biến động phức tạp, khó lường hơn, trong đó có xu hướng gia tăng thuế quan và các công cụ bảo hộ thương mại, xu hướng thúc đẩy thương mại và phát triển bền vững.
"Ngay tại thời điểm này, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, đã trở nên bất định hơn, đòi hỏi các nền kinh tế có độ mở thương mại lớn phải gia tăng chuẩn bị cho nhiều kịch bản, kể cả kịch bản chiến tranh thương mại leo thang ở bình diện toàn cầu", ông Đức Anh cảnh báo.
Trước bối cảnh này, ông Dương cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu để rủi ro.
"Trong đó, việc nâng cao chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU, tránh các tác động về thuế quan và cạnh tranh về giá cũng là một giải pháp cho doanh nghiệp", ông Nguyễn Anh Dương nói.
Theo ông, thay vì cạnh tranh về giá rẻ, doanh nghiệp có thể hướng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh về chất lượng. Đặt trong bối cảnh nhiều quốc gia áp dụng thuế quan thì việc cạnh giá về giá sẽ mất dần lợi thế nếu Việt Nam bị áp thuế.
"Trong khi đó, cạnh tranh về chất lượng, định vị sản phẩm ở phân khúc riêng và được người tiêu dùng trong đó có thị trường EU chấp nhận sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những tác động tiêu cực của rủi ro thuế quan", ông Dương nói.
Hội thảo công bố báo cáo “Việt Nam sau 5 năm thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA): Kết quả, yêu cầu và định hướng cải cách”. (Ảnh: H.A).
Tính đến nay, Việt Nam đã thực hiện và ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do với hơn 60 đối tác. Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán một số FTA khác nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, đa dạng hóa xuất khẩu, và cải thiện hiệu quả tham gia chuỗi cung ứng.
Các FTA này đã đặt ra không ít “áp lực tích cực” để Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách thể chế. Trong đó, EVFTA là một trong những FTA thế hệ mới quan trọng nhất của Việt Nam.
Sau 5 năm thực thi, EVFTA đã mang lại nhiều kết quả tích cực, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng mạnh mẽ, với nhiều ngành hàng chủ lực như dệt may, da giày, nông sản, thủy sản được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan.
Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng dần, đạt 13,19% vào năm 2024. Việt Nam vẫn duy trì xuất siêu lớn với EU, đạt mức 35,2 tỷ USD vào năm 2024, cao nhất trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan theo EVFTA đã tăng từ 14,8% năm 2020 lên 35,2% năm 2023.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), EVFTA tạo ra sức hút đáng kể đối với dòng vốn từ EU, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo và sản xuất xanh. Đồng thời, EVFTA tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, giúp thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao từ EU, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao và phát triển bền vững. Các cam kết về sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động và phát triển bền vững trong EVFTA đã thúc đẩy Việt Nam nâng cấp hệ thống pháp luật, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực thi EVFTA vẫn đối mặt với không ít thách thức, nổi bật là tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan còn thấp do nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được các quy tắc xuất xứ khắt khe. Các yêu cầu về lao động, môi trường, phát triển bền vững của EU ngày càng khắt khe, đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược thích ứng phù hợp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có sự chuẩn bị tốt hơn để khai thác cơ hội từ EVFTA. Bên cạnh đó, xu hướng gia tăng bảo hộ ở nhiều thị trường trên thế giới cũng là thách thức của các quốc gia có độ mở lớn như Việt Nam, ông Đức Anh phân tích.
Lãnh đạo Bạch Mai kiến nghị được cấp kinh phí đầu tư xây dựng mới, cải tạo một số tòa nhà bệnh viện đã xuống cấp sau hơn 100 năm sử dụng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất đưa chủ hộ của hộ kinh doanh vào diện đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng theo lộ trình từng nhóm từ tháng 7/2025 đến tháng 7/2029.
Nhiều địa phương kiến nghị được thêm nguồn điện mặt trời, gió vào Quy hoạch điện VIII điều chỉnh để thu hút đầu tư, giúp thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.