Việt Nam là nguồn cung cao su lớn thứ hai của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022 chiếm 15,4%, cao hơn so với mức 15,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 7,73 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc với gần 1,2 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022 chiếm 15,4%, cao hơn so với mức 15,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực cho xuất khẩu mủ cao su và cao su sơ chế của Việt Nam 5 tháng cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng bởi chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tiêu thụ cao su của Trung Quốc trong năm 2022. 

 

Trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên (HS 4001) của Trung Quốc đạt 2,33 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường: Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Việt Nam và Lào.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 169 triệu USD, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 7,3% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 6,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như: Bờ Biển Ngà, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippin…trong khi giảm nhập khẩu từ một số thị trường như Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Sry Lanka… 

 

Trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) của Trung Quốc đạt 3,14 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, MyanmarIndonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc.

Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc với hơn 1 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 32,1% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, thấp hơn so với mức 34,3% của 7 tháng đầu năm 2021.

Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Philippin; trong khi giảm nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, Đài Loan… so với cùng kỳ năm 2021. 

 

Như Huỳnh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá sầu riêng hôm nay 9/5: Giảm hơn 50% so với năm ngoái

Giá sầu riêng hôm nay phổ biến ở 50.000 - 53.000 đồng/kg đối với loại A, trong khi loại C và D chỉ từ 25.000 - 28.000 đồng/kg.

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 10 năm qua

Lượng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua, do tình trạng kéo dài thời gian thông quan và các lô hàng từ Brazil đến trễ vì thu hoạch chậm cùng những vấn đề về logistics, theo Reuters.

Giá lúa gạo hôm nay 9/5: Gạo Ấn Độ chạm đáy 2 năm, Việt Nam và Thái Lan bật tăng trở lại

Giá lúa gạo hôm nay (9/5) tại thị trường trong nước tăng nhẹ 50 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu OM380 và cám. Trên thị trường thế giới, giá gạo Ấn Độ rơi xuống mức thấp nhất gần hai năm, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam tăng 3 – 10 USD/tấn trong tuần qua.

OPEC+ và thuế quan khiến giá dầu giảm sâu?

Giá dầu giảm gần 25% từ đầu năm đến nay, chủ yếu do cung vượt cầu khi OPEC+ tăng sản lượng và cuộc chiến thương mại khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu. Điều này gây khó khăn cho các quốc gia xuất khẩu dầu, nhưng mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu khi chi phí năng lượng giảm.