Số liệu do Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) mới công bố cho thấy tổng sản lượng thép thô toàn cầu trong năm 2021 là hơn 1,95 tỷ tấn, tăng trưởng 3,8% so với năm trước và là mức cao nhất trong lịch sử. Lượng thép sản xuất ra trong năm vừa qua cao gấp đôi năm 2003 và gấp hơn 10 lần năm 1950.
Sản lượng thép của Trung Quốc giảm nhẹ xuống còn 1,03 tỷ tấn nhưng vẫn đủ để tiếp tục thống trị thị trường toàn cầu với thị phần sản xuất 52,9%.
Lượng thép mà Trung Quốc sản xuất ra lớn gấp 8,7 lần quốc gia xếp thứ 2 là Ấn Độ. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 13 toàn thế giới với 23 triệu tấn thép thô xuất xưởng. Bảng thống kê dưới đây cho thấy Việt Nam lần lượt xếp thứ 14 và 13 trong danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ xuất khẩu và nhập khẩu thép nhiều nhất thế giới.
Trung Quốc với năng lực sản xuất thép khổng lồ đã dễ dàng dẫn đầu danh sách xuất khẩu với sản lượng hơn 66,2 triệu tấn năm 2021. Ngoài ra, đất nước tỷ dân này cũng nhập khẩu 27,8 triệu tấn thép. Nga và Ukraine đều góp mặt trong top 15 sản xuất và xuất khẩu thép năm ngoái.
Ở cấp độ doanh nghiệp, tập đoàn China Baowu Group tiếp tục vô địch thế giới về lượng thép thô sản xuất với xấp xỉ 120 triệu tấn. Sản lượng của riêng China Baowu đã lớn hơn tổng sản lượng của nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới là Ấn Độ.
Tập đoàn ArcelorMittal có trụ sở ở Luxembourg giữ vững vị trí số 2 với sản lượng 79,3 triệu tấn, lớn hơn tổng sản lượng thép của nước Nga. Tập đoàn Ansteel Group của Trung Quốc từ vị trí số 7 nhảy vọt lên số 3.
Toàn thế giới có 113 doanh nghiệp đạt sản lượng trên 3 triệu tấn thép thô trong năm 2021. Trung Quốc đại lục dẫn đầu với 63 doanh nghiệp, Nga có 7, Ấn Độ và Mỹ mỗi nước có 5. Hàn Quốc, Brazil, Đức và Nhật Bản cùng có ba đại diện.
113 doanh nghiệp lớn nhất này có tổng sản lượng 1.460 triệu tấn thép, tăng trưởng 6,3% so với 2020 và chiếm 75% sản lượng toàn cầu.
Việt Nam có hai đại diện trong top 113 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) xếp thứ 59 và Formosa Hà Tĩnh đứng thứ 61, cả hai đều tăng bậc so với 2020.
Một số chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai sẽ tiếp đà tăng tại nhiều địa phương do thị trường có xu hướng đi lên vào cuối năm.
Giá lúa gạo hôm nay (23/12) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng giảm trái chiều 100 đồng/kg đối với gạo và tấm thơm. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam điều chỉnh giảm mạnh 11 – 17 USD/tấn, sau khi khách hàng lớn nhất là Philippines ra tín hiệu sẽ mua gạo từ Ấn Độ và Pakistan.
Giá thép thanh Trung Quốc trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng trở lại trong phiên giao dịch chiều nay sau 3 phiên giảm liên tiếp, mức thấp nhất một tháng. Giá quặng sắt cũng phục hồi sau 3 phiên giảm.
Giá cao su hôm nay (23/12) đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch chính do khối lượng giao dịch thưa thớt vào thời điểm cuối năm. Bên cạnh đó, thị trường còn chịu áp lực bởi tồn kho tại Trung Quốc tăng và mưa giảm bớt tại Thái Lan.