Vĩ Mô 29/11/2024 15:39

Việt Nam vẫn xếp cuối ASEAN-6 về mặt bằng quản trị công ty

Mặc dù có sự cải thiện trong những năm gần đây, song Việt Nam vẫn nằm ở top có cấp độ thấp nhất trong ASEAN-6 về mặt bằng quản trị công ty.

Theo thông tin chia sẻ của bà Hà Thu Thanh, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tại buổi Họp báo trước thềm sự kiện Diễn đàn thường niên lần thứ 7 của VIOD diễn ra sáng 29/11, mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ thấp nhất trong 6 nước ASEAN, và thấp hơn mức độ trung bình trong đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty Đông Nam Á (ACGS).

Theo bà Thanh, hiện nay, các nhà đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư quốc tế, đang tập trung và dịch chuyển các khoản đầu tư bền vững vào những doanh nghiệp thực thi quản trị công ty gắn với đo lường mức độ tạo tác động đến môi trường và xã hội. quản trị công ty được đánh giá là một kênh rất quan trọng để dẫn vốn vào thị trường, vào doanh nghiệp.

Bà Hà Thu Thanh, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) (giữa). (Ảnh: BTC).

Việt Nam xếp cuối trong ASEAN-6

Quản trị công ty (yếu tố G) gắn với ESG giờ đây đã trở thành một thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo niềm tin đối với thị trường, các nhà cung cấp, và là công cụ đo lường hành động và cam kết của doanh nghiệp đối với tạo tác động tới môi trường (yếu tố E) và xã hội (yếu tố S).

Đó cũng là nền tảng tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp khi thực thi chiến lược Phát triển Bền vững.Tuy nhiên, mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam hiện nay đang ở cấp độ thấp nhất trong 6 nước ASEAN, và thấp hơn mức độ trung bình trong đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty Đông Nam Á (ACGS).

Chia sẻ kỹ hơn về những yếu tố khiến điểm số của Việt Nam ở mức thấp, bà Nguyễn Minh Hiền, Giám đốc Chuyên môn, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) cho biết, kể từ năm 2012 đến nay, tuy đã được cả thiện nhiều về điểm số song Việt Nam vẫn đứng cuối trong ASEAN-6, xếp sau các quốc gia, gồm:Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan.

Nguyên nhân là do mặt bằng chung quản trị chung của Việt Nam còn thấp, hiện mới chỉ có hơn 70 doanh nghiệp có báo cáo tiếng anh nhưng chất lượng không đồng đều, dẫn đến điểm số trung bình thấp.

Bên cạnh đó, việc đánh giá các hội đồng quản trị của Việt Nam chưa đảm bảo các tiêu chuẩn và quy trình. Trong đợt đánh giá lần này, có ba điểm mà Việt Nam vẫn đánh giá yếu hơn so với khu vực, gồm: Vai trò của hội đồng quản trị, bảo đảm quyền đối xử công bằng với cổ đông và thực hành phát triển bền vững.

Bởi các nước trong khu vực ASEAN, họ đều thực hiện họp Hội đồng cổ đông theo hình thức cả trực tiếp và trực tuyến và cơ chế biểu quyết điện tử để tất cả cổ đông kể cả cổ đông nhỏ lẻ đều tham gia được.

"Còn ở Việt Nam hiện đại đa số trên 90% doanh nghiệp của chúng ta đều thực hiện họp cổ đông theo hình thức trực tiếp nên các cổ đông nhỏ lẻ sẽ bị giới hạn quyền tham gia", bà Hiền cho hay.  

Bà Nguyễn Minh Hiền, Giám đốc Chuyên môn, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD). (Ảnh: BTC).

Cần nâng cao chất lượng quản trị công ty của Việt Nam

Bà Thanh nhấn mạnh, yêu cầu nâng cao chất lượng và mặt bằng quản trị công ty cho Việt Nam cần được thực sự coi trọng như một mục tiêu chiến lược quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. Điều này cũng đã được nêu rõ trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều này đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc thu hút vốn đầu tư của các quỹ đầu tư quốc tế, mà còn tạo nền tảng phát triển bền vững cho chính thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Bối cảnh trên đặt ra cho các các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phải tìm ra cách thức để nâng cao chất lượng quản trị công ty, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư xanh đến từ các nhà đầu tư có trách nhiệm, đồng thời rút ngắn khoảng cách về mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á. Và quan trọng nhất chính là yếu tố niềm tin.

Do đó, VIOD đã đưa ra các đánh giá về quản trị công ty với sứ mệnh độc lập, để doanh nghiệp có những chương trình hành động sát hơn, sâu hơn và vươn xa hơn về quản trị công ty, gắn với những ứng phó trong yêu cầu về ESG. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng nhìn thấy để có những định hướng sâu hơn, sát thực tiễn hơn và đồng hành hỗ trợ nâng cao mặt bằng về quản trị công ty, đặc biệt là niềm tin của các nhà đầu tư.

Ngày 5/12 tới đây, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức diễn đàn thường niên lần thứ 7 với chủ đề “Đầu tư vào Quản trị Công ty: Chiến lược Thu hút Nhà đầu tư có trách nhiệm trong Xu thế Quốc tế hóa thị trường”. Sự kiện phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Hạ An
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 13/12/2024 07:00
Hà Nội tập trung xây dựng 18 cầu vượt sông Hồng

Hà Nội tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng đủ 18 cầu vượt sông Hồng; thành phố đã đầu tư xây dựng 8 cầu và cải tạo cầu Long Biên; sẽ tiếp tục xây dựng mới 9 cầu.

Vĩ Mô 13/12/2024 06:45
TP HCM muốn tạo tín chỉ carbon giao thông

TP HCM nghiên cứu khả năng tạo tín chỉ carbon từ việc giảm phát thải trong giao thông, nhờ chuyển đổi sang xe điện và phương tiện công cộng.

Vĩ Mô 13/12/2024 06:36
Việt Nam dẫn đầu khu vực tỷ lệ doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng

Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi dự kiến mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới, mức cao nhất Đông Nam Á.

Vĩ Mô 13/12/2024 03:55
Thu hút FDI hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Trong các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những động lực quan trọng và lĩnh vực này đã thu về những kết quả khả quan trong năm 2024, trở thành điểm sáng đáng ghi nhận, hứa hẹn sẽ góp phần xứng đáng, kích đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức cao hơn 7% như định hướng phấn đấu cũng như mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.