Theo số liệu mới được Cục Thống kê Dân số Mỹ công bố, trong năm 2022, Mỹ nhập khẩu 127,52 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam, đồng thời xuất khẩu sang nước ta 11,4 tỷ USD. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam là hơn 116 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Mỹ có thâm hụt thương mại.
Trung bình mỗi tháng, Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam 950 triệu USD, nhập về 10,6 tỷ USD, thâm hụt khoảng 9,7 tỷ USD.
Con số thâm hụt thương mại hàng hóa trong năm 2022 là mức chênh lệch cán cân xuất nhập khẩu lớn nhất trong lịch sử giao thương Việt - Mỹ, tăng 28% so với đỉnh cũ gần 91 tỷ USD trong năm 2021.
Lần gần đây nhất Mỹ có thặng dư thương mại với Việt Nam là vào năm 1996 với giá trị xuất khẩu 617 triệu USD, nhập khẩu 332 triệu, ứng với thặng dư 285 triệu USD.
Trong 26 năm 1997 đến 2022, thâm hụt của Mỹ với Việt Nam đã tăng từ 102 triệu lên trên 116 tỷ USD, tức là gấp hơn 1.140 lần. Cùng khoảng thời gian này, giá trị Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam lên gấp 40 lần còn giá trị nhập khẩu tăng 328 lần.
Trong danh sách những nước xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất năm 2022, Việt Nam xếp vị trí thứ 6 và chiếm 3,9% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Việt Nam đứng sau Trung Quốc, Mexico, Canada, Nhật Bản và Đức, trong khi xếp trên Hàn Quốc.
Xét về tổng kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ với giá trị xuất nhập khẩu năm vừa qua đạt 139 tỷ USD, chiếm 2,6%.
Hai nước láng giềng Canada và Mexico là những đối tác mua bán lớn nhất của đất nước cờ hoa, các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Anh. Chỉ 5 quốc gia đứng đầu đã chiếm quá nửa tổng giá trị thương mại của Mỹ năm 2022.
Trong năm 2022, Mỹ xuất khẩu tổng cộng 2.086 tỷ, nhập khẩu 3.277 tỷ USD hàng hóa, ứng với thâm hụt 1.192 tỷ USD, tăng lần lượt 18,4%, 14,9% và 9,3% so với 2021.
Nếu tính cả hàng hóa và dịch vụ, giá trị xuất khẩu năm vừa qua tăng 17,7% so với 2021 lên 3.010 tỷ USD, nhập khẩu tăng 16,3% lên 3.958 tỷ USD, và thâm hụt cán cân thương mại tăng 12,2% lên 948 tỷ USD.
Theo Cục Thống kê Dân số Mỹ, giá trị xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ, nhập khẩu hàng hóa, nhập khẩu dịch vụ, thâm hụt cán cân hàng hóa, thâm hụt cán cân dịch vụ, của Mỹ trong năm 2022 đều là những con số cao nhất trong lịch sử.
Năm 2024 đã chứng kiến những tác động tàn khốc do biến đổi khí hậu trên toàn cầu với các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
4 thành viên mới sẽ gia nhập ủy ban thiết lập lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào năm 2025. Với những lo ngại mới về lạm phát, quá trình ra quyết định của Fed sẽ càng thêm phức tạp.
Trong năm 2024, thế giới đã chứng kiến nhiều bất ngờ trong các cuộc bầu cử. Công chúng khắp hành tinh cũng nhen nhóm niềm hy vọng về một cuộc hạ cánh mềm của nền kinh tế chung, với trụ cột chính là Mỹ.
Để mô tả năm 2024, một người có thể gói gọn 12 tháng vừa qua trong ba động từ: quay xe, đảo chiều và trở lại.