Ngày 6/5, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam, Vietjet và Qazaq Air công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không “Vietjet Qazaqstan”. Sự kiện diễn ra với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Kazakhstan.
Tại sự kiện, Bộ Tài chính Việt Nam đã trao Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho Công ty Aviation Holdings, thành viên của Vietjet, nhằm thực hiện giao dịch mua cổ phần chiến lược tại hãng hàng không Qazaq Air.
Đây là một phần trong chiến lược mở rộng quốc tế của Vietjet.Trước đó, Vietjet cũng đã mở hãng hàng không chi phí thấp Vietjet Thái Lan và hoạt động khá hiệu quả.
Vietjet và Qazaq Air trao thoả thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: VJ).
Theo thỏa thuận hợp tác giữa Vietjet vàQazaq Air , hai bên sẽ cùng phát triển và vận hành hãng hàng không Vietjet Qazaqstan, tiền thân là Qazaq Air.
Vietjet Qazaqstan là hãng hàng không thế hệ mới chi phí thấp, được kỳ vọng trở thành cầu nối hàng không chiến lược giữa Kazakhstan với Việt Nam, Đông Nam Á và các trung tâm hàng không quốc tế.
Hãng sẽ phục vụ nhu cầu di chuyển ngày càng cao của người dân Kazakhstan, qua đó thúc đẩy du lịch, thương mại, logistics xuyên Á, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương với hàng nghìn việc làm chất lượng cao.
Bộ Tài chính Việt Nam đã trao Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho Công ty Aviation Holdings, thành viên của Vietjet. (Ảnh: VJ).
Cũng tại sự kiện, Vietjet Qazaqstan và Tập đoàn Boeing ký kết Thỏa thuận khung về hỗ trợ kỹ thuật cho đội tàu bay Boeing 737 của Vietjet Qazaqstan. Cụ thể, Boeing sẽ hỗ trợ toàn diện từ cung cấp phần mềm kỹ thuật, phụ tùng, huấn luyện phi công và kỹ sư, đến bảo dưỡng và nâng cấp tàu bay nhằm đảm bảo cho đội bay vận hành hiệu quả và an toàn.
Vietjet Qazaqstan dự kiến sẽ khai thác ít nhất 20 tàu bay Boeing 737, mở rộng mạnh mẽ mạng bay nội địa và quốc tế. Hãng cho biết sẽ áp dụng mô hình vận hành hiện đại, quản trị số hóa và hệ thống đào tạo nhân sự tiên tiến với sự hỗ trợ kỹ thuật và vận hành từ Vietjet.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2025, Vietjet đạt mức doanh thu 17.952 tỷ đồng và 836 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong ba tháng đầu năm 2025, Vietjet đã vận chuyển hơn 6,87 triệu khách, trên gần 38.700 chuyến bay, lần lượt tăng hơn 9% và 12% so với cùng kỳ năm 2024. Hãng khai thác tổng cộng 137 đường bay, bao gồm 40 đường bay nội địa và 97 đường bay quốc tế. Tiếp tục nhận thêm 2 tàu bay mới trong quý I, tổng đội tàu bay của Vietjet đã lên 106 chiếc, với độ tuổi tàu bay trẻ nhất trong khu vực.
Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của Vietjet đạt 98.766 tỷ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu 2,12 lần và chỉ số thanh khoản 1,5 lần.
Quý đầu năm nay, VNG báo lỗ sau thuế gần 15 tỷ đồng, tiếp tục kéo dài mạch lỗ sang quý thứ 7 liên tiếp.
Trong tháng 2 vừa qua, Novaland đã hoàn tất chuyển nhượng 19% vốn tại Công ty TNHH Thành phố Aqua với tổng giá trị 973 tỷ đồng, giảm tỷ lệ sở hữu về 51%.
Giá heo hơi neo ở mức cao khi Việt Nam đang thiếu đàn nái là yếu tố giúp loạt doanh nghiệp chăn nuôi như Hoà Phát, Dabaco, BAF báo lãi lớn trong ba tháng đầu năm. Trái lại, doanh thu bán heo ăn chuối của bầu Đức liên tục co hẹp qua từng quý và rơi về mức thấp nhất 4 năm.
Chuỗi bán lẻ điện máy liên doanh tại Indonesia vừa cán mốc 100 cửa hàng với doanh thu lũy kế 150 triệu USD (khoảng 3.900 tỷ đồng), tiếp tục với tham vọng có 500 cửa hàng vào 2027.