Dự báo tại Hội thảo “Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam” tổ chức sáng 31/10, PGS. TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng,năm 2024 Việt Nam có thể đạt mức giải ngân vốn FDI kỷ lục với 25 tỷ USD.
Ông đánh giá, Việt Nam đang được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện, nền tảng chính trị ổn định và nền tảng tăng trưởng kinh tế khá cao.
Cụ thể, Tập đoàn Apple của Mỹ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. “Bộ ba” đối tác quen thuộc của Apple tại Việt Nam là Foxconn, Luxshare và Goertek cũng đồng loạt tăng vốn, mở rộng nhà máy ở Việt Nam. Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ cùng nhiều doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư như là một địa điểm dịch chuyển sản xuất chip.
Những chính sách gần đây của Mỹ như Friend Shoring đã nhìn nhận Việt Nam đóng vai trò quan trong trong chính sách này của họ. Hiện tại, nguồn lực cho chính sách này đang được Mỹ bổ sung và một khoản tiền không nhỏ từ Đạo luật Chip sẽ hỗ trợ đối tác Việt Nam trong ngành bán dẫn.
Ngoài ra, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn như Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán, sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm có giá trị gia tăng cao được đầu tư mới và tăng vốn đầu tư.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xu hướng tích cực của vốn FDI tiếp tục được ghi nhận trong 9 tháng năm 2024 với tổng vốn đăng ký đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% và vốn giải ngân khoảng 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, Việt Nam có thể kỳ vọng thu hút vốn FDI khoảng 39 - 40 tỷ USD cho cả năm 2024.
Dòng vốn FDI vào nước ta cao kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài cho thấy khả năng phục hồi và sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư và đối tác thương mại.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng thu hút và sử dụng FDI cũng bộc lộ một số vấn đề cần được khắc phục như một số doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chuyển giá, trốn thuế, lậu thuế, lãi thật, lỗ giả, công nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu, tranh chấp lao động, đầu tư lượt sóng.
Về công nghệ và quản trị, Việt Nam gần như không thu được nhiều kỹ năng quản trị và gần như chưa nhận được tác động chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI, đặc biệt kết nối giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.
Về vấn đề này, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cho rằng dòng vốn FDI vào Việt Nam bên cạnh nhiều dự án tốt, thực sự mang lại sức sống mới cho nền kinh tế thì cũng có những dự án của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà doanh nghiệp trong nước có thể làm được.
Vì vậy, để nâng cao dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, đã đến lúc Việt Nam được quyền lựa chọn, được quyền nói không với những dự án FDI không mong muốn, không đạt được tiêu chí mà Việt Nam đưa ra. Việt Nam cũng cần có các tiêu chí về môi trường và yêu cầu các doanh nghiệp FDI phải đáp ứng khi đầu tư tại Việt Nam.
Còn theo PGS. TS Nguyễn Mại, để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, có cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia vào nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng kết nối với khu vực doanh nghiệp trong nước và tăng sự đóng góp vào nền kinh tế.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài gồm 36 chỉ tiêu; trong đó có 25 chỉ tiêu về kinh tế, 7 chỉ tiêu về xã hội và 4 chỉ tiêu về môi trường.
"Rất mong Chính phủ sớm ban hành quyết định về vấn đề này để hướng dẫn các địa phương thực hiện, đồng thời để có nhận thức đúng đắn về chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn FDI", Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài nêu rõ.
Ông Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vừa được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chủ tịch Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA) khẳng định sẵn sàng mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới, tập trung vào các dự án hạ tầng chiến lược, chuyển đổi số, điện gió...
Sức mua từ người tiêu dùng chưa cải thiện nên giỏ hàng tại siêu thị chủ yếu vẫn là nhu yếu phẩm, đồ khuyến mãi.
Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Riyadh, lãnh đạo Tập đoàn năng lượng ACWA Power nói "sẵn sàng rót 5 tỷ USD vào Việt Nam".