(Ảnh minh họa: Hải Quân).
Theo báo cáo của của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 30/4/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký cấp mới có 1.204 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 5,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm gần 24% về số vốn đăng ký. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,51 tỷ USD (chiếm gần 27% tổng vốn đăng ký cấp mới), giảm 6% so với cùng kỳ.
Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh thì vốn FDI đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,63 tỷ USD (tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái), chiếm gần 22% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay ước đạt 6,74 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 533 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ.
(H.L tổng hợp).
Hiện đang có lo ngại về việc chính sách áp thuế đối ứng của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường bất động sản, thông qua một số kênh như dòng vốn FDI vào Việt Nam; sản xuất, nhân sự, thu nhập; tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Tác động này sẽ phân hóa theo từng phân khúc của ngành bất động sản.
Theo đó, phân khúc bất động sản công nghiệp và bất động sản xung quanh các khu công nghiệp và cụm công nghiệp được đánh giá chịu ảnh hưởng mạnh nhất.
Bởi mức thuế đối ứng cao khiến các doanh nghiệp FDI có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao sẽ xem xét rút khỏi Việt Nam để tránh làm tăng chi phí, thay vào đó họ sẽ chuyển hướng sang các nước có mức thuế quan đối ứng thấp hơn. Điều này sẽ khiến nhu cầu nhân công giảm, đồng thời kéo theo cả hệ sinh thái dân cư và nhà ở xung quanh.
Trong dài hạn, nếu vốn FDI giảm mạnh và không có dòng vốn thay thế; lực lượng nhân công và chuyên gia ít đi sẽ khiến nhu cầu ở thực giảm đáng kể.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam, việc Mỹ bất ngờ công bố mức thuế đối ứng lên một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam phần nào gây tâm lý lo ngại trong ngắn hạn. Dù vậy, Việt Nam vẫn giữ vững vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực nhờ nhiều lợi thế về lực lượng lao động, chi phí sản xuất hợp lý, vị trí địa lý chiến lược và chính sách thu hút FDI hiệu quả. Điều này củng cố nền tảng phục hồi cho ngành bất động sản trong thời gian tới.
"Chính phủ Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển rõ ràng và với kinh nghiệm trong đàm phán quốc tế, Việt Nam sẽ đạt kết quả tích cực trước những dịch chuyển thương mại toàn cầu”, vị này lạc quan.
Quý đầu năm nay, VNG báo lỗ sau thuế gần 15 tỷ đồng, tiếp tục kéo dài mạch lỗ sang quý thứ 7 liên tiếp.
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng, đây là cơ sở để doanh nghiệp này đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Astral City được đổi thành tên thành La Pura, đang được quảng cáo rầm rộ trên thị trường. Đáng chú ý, Phát Đạt cũng tham gia phát triển dự án này.
The Pathway - tổ hợp căn hộ cao tầng sát biển đầu tiên tại Sầm Sơn, thuộc quần thể Sun Grand Boulevard, chính thức ra mắt các tòa tháp mới P2, P3. Đây là bước đi chiến lược, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí của Sun Group tại đô thị biển hiện đại đang trên đà bứt phá mạnh mẽ.