Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cà phê sang Indonesia ghi nhận tốc độ tăng trưởng lên đến ba con số trong hai tháng đầu năm.
Cụ thể, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 21.300 tấn cà phê sang Indonesia, thu về 71,37 triệu USD, tương đương tăng 215% về lượng và 235% về trị giá so với cùng kỳ.
Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Viocofa), sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2023-2024 giảm 10% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, người nông dân chuyển sang trồng các cây mang lại lợi nhuận cao hơn như sầu riêng.
Tuy nhiên dù sản lượng giảm, nhưng do giá tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu năm nay vẫn đạt khá, lên khoảng 4,5 - 5 tỷ USD.
Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 4,24 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2022 và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Indonesia cũng là nước sản xuất cà phê lớn trong khu vực, tuy nhiên trong vài năm gần đây, sản lượng của nước này bị ảnh hưởng do nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
Theo Reuters, các vùng trồng tại đây từng đối mặt thời tiết bất thường với lượng mưa lớn kỷ lục do ảnh hưởng của La Nina từ năm 2020-2022. Năm ngoái, họ tiếp tục chịu đựng đợt hạn hán khắc nghiệt do ảnh hưởng của El Nino.
Tác động kéo dài của thời tiết bất lợi khiến vụ thu hoạch cà phê năm nay ở Indonesia được dự báo ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho rằng trong niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê của nước này sẽ giảm 2,2 triệu bao so với niên vụ trước, xuống còn 9,7 triệu bao. Chủ yếu là do sản lượng robusta giảm 2,1 triệu bao xuống còn 8,4 triệu bao.
Mưa quá nhiều trong giai đoạn phát triển của trái cà phê đã làm giảm sản lượng ở các vùng đất thấp của Nam Sumatra và Java, nơi chiếm khoảng 75% diện tích robusta của Indonesia. Sản lượng cà phê arabica cũng được dự báo giảm nhẹ xuống 1,3 triệu bao.
Với dự báo này, xuất khẩu cà phê nhân của Indonesia dự kiến giảm 2,7 triệu bao xuống chỉ còn 5 triệu bao trong niên vụ 2023-2024.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được duyệt đặt mục tiêu sản lượng điện tăng gấp đôi vào 2030, tỷ lệ điện tái tạo chiếm 28-36%.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần đảm bảo rằng cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc không chứa sinh vật gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm và các thành phần biến đổi gen....
Việc giá gạo giảm mạnh đã khiến xuất khẩu tập trung nhiều vào các thị trường Châu Phi. Trong khi đó, một số doanh nghiệp chọn việc tập trung vào phân khúc cao cấp, có giá bán cao hơn.
Theo nhận định của VASEP, Brazil là thị trường chiến lược để Việt Nam mở rộng xuất khẩu thủy sản vào khu vực Nam Mỹ. Với lợi thế giá cả, hợp tác song phương lâu đời và nhu cầu nhập khẩu ổn định của Brazil, thủy sản Việt Nam có cơ hội củng cố vị thế và đa dạng hóa đầu ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động.