Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 3, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 55 nghìn tấn, trị giá 289 triệu USD, tăng 106,8% về lượng và tăng 103,4% về trị giá so với tháng 2, so với tháng 3/2023 tăng 10,7% về lượng, nhưng giảm 2,2% về trị giá.
Tính chung quý I, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt khoảng 147 nghìn tấn, trị giá 782 triệu USD, tăng 31,8% về lượng và tăng 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng giai đoạn 2022 – 2024 (ĐVT: Nghìn tấn. Tháng 3/2024 là số liệu ước tính, Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)
Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt 5.248 USD/tấn trong tháng 3, giảm 1,7% so với tháng 2 và giảm 11,6% so với tháng 3/2023.
Tính chung quý I, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam ước đạt mức 5.329 USD/tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2023. Về cơ cấu chủng loại: 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tăng xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt điều so với cùng kỳ năm ngoái, ngoại trừ hạt điều WS/WB, SP, DW.
Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hạt điều W320 và W240, tỷ trọng chiếm 56,71% tổng lượng hạt điều xuất khẩu. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều W320 và W240 tác động tích cực lên hoạt động của ngành.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Giá thép xây dựng và quặng sắt vẫn tiếp tục giằng co trước lo ngại về bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thép còn nhiều biến động.
Giá cao su thế giới vẫn tiếp đà sụt giảm, trong khi đó cao su ở Việt Nam có xu hướng nhích nhẹ.
Giá dầu thô giảm vào thứ Năm (22/5) khi các nhà đầu tư cân nhắc một báo cáo cho rằng OPEC+ đang thảo luận về việc tăng sản lượng vào tháng 7, làm dấy lên lo ngại rằng nguồn cung toàn cầu có thể vượt quá tốc độ tăng trưởng nhu cầu.
Giá vàng thế giới giảm giá vào thứ Năm (22/5) vì đồng USD phục hồi và các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá chạm mức cao nhất trong hai tuần vào đầu phiên.