Xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu qua đường ống giảm 18% trong tháng 6

Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu qua đường ống TurkStream giảm hơn 18% trong tháng 6 do bảo trì hạ tầng. Việc vận chuyển càng phụ thuộc vào tuyến trung chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ukraine ngừng gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt.

Lượng khí đốt tự nhiên Nga xuất khẩu sang châu Âu thông qua đường ống TurkStream đã giảm 18,3% trong tháng 6 so với tháng trước, do hoạt động bảo trì cơ sở hạ tầng, theo tính toán của Reuters.

Dữ liệu cho thấy, nguồn cung khí đốt qua TurkStream trong tháng 6 đạt trung bình 37,6 triệu mét khối mỗi ngày. Con số này giảm từ mức 46 triệu mét khối/ngày của tháng 5 và thấp hơn so với 39,5 triệu mét khối/ngày cùng kỳ năm trước.

Tổng lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu trong 6 tháng đầu năm nay đạt 8,33 tỷ mét khối, giảm mạnh so với 15,5 tỷ mét khối cùng kỳ năm 2023, bao gồm cả lượng khí từng được vận chuyển qua Ukraine. Sau khi thỏa thuận vận chuyển khí giữa Nga và Ukraine hết hạn vào ngày 1/1/2024, Thổ Nhĩ Kỳ hiện là tuyến trung chuyển duy nhất còn lại.

Tuy nhiên, lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu qua TurkStream trong nửa đầu năm nay đã tăng khoảng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 8,3 tỷ mét khối.

Gazprom – tập đoàn năng lượng quốc doanh của Nga, đồng thời là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới – là đơn vị vận hành chính của hệ thống xuất khẩu này. Công ty hiện do Chính phủ Nga nắm giữ phần lớn cổ phần và đóng vai trò then chốt trong ngành năng lượng của quốc gia này. 

Theo dữ liệu của Gazprom và tính toán của Reuters, tổng lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu đạt khoảng 63,8 tỷ mét khối trong năm 2022. Con số này giảm 55,6% xuống còn 28,3 tỷ mét khối vào năm 2023, trước khi phục hồi lên khoảng 32 tỷ mét khối trong năm 2024.

Ở thời kỳ đỉnh cao giai đoạn 2018–2019, lưu lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu hàng năm đạt từ 175 đến 180 tỷ mét khối.

 

 

Anh Tuấn
CÙNG CHUYÊN MỤC
Chủ tịch Sao Ta: 'Tỷ lệ nội địa hoá thuỷ sản Việt Nam gần như tuyệt đối'

Theo ý kiến từ doanh nghiệp trong ngành tỷ lệ nội địa hoá thuỷ sản Việt Nam gần như tuyệt đối. Các doanh nghiệp chế biến có chuỗi cung ứng khép kín từ nuôi trồng đến chế biến phục vụ cho xuất khẩu là hoàn toàn trong nước.

Giá xăng dầu hôm nay 3/7: Tăng 3% sau khi Iran tạm dừng hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân UN

Giá dầu thô tăng 3% vào thứ Tư (2/7) sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam, tuy nhiên việc tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng đã phần nào hạn chế đà tăng giá.

Giá thịt heo hôm nay 3/7: Thịt nạc đùi heo chững giá tại WinMart và Hà Hiền

Giá thịt heo được ghi nhận ổn định tại hai hệ thống bán lẻ trong ngày cuối tuần. Hiện tại, thịt nạc đùi heo đang được bán với giá 122.320 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 126.000 đồng/kg tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền.

Giá phân bón ngày 3/7 giữ nguyên, phân lân giao dịch ở mức thấp

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (3/7) kéo dài dad đi ngang tại khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ. Theo đó, phân lân có giá bán thấp nhất khu vực, dao động từ 270.000 đến 300.000 đồng/bao.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO