Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm có thể tiếp tục giảm vì nhu cầu thấp

Nhưng kể từ tháng 6, động lực thị trường đã thay đổi, gây áp lực cho xuất khẩu thép. Các nguồn tin cho biết, xuất khẩu thép dự kiến ​​sẽ tiếp tục có xu hướng giảm đến cuối năm 2022 do nỗ lực kiềm chế lạm phát đã khiến nhu cầu thép ở nước ngoài giảm.

Theo dữ liệu của tổng cục hải quan Trung Quốc, xuất khẩu thép bán thành phẩm của  nước này giảm 3,1% trong tháng xuống còn 278.000 tấn trong tháng 6.

Theo S&P Global Commodity Insights, một số nguồn tin cho biết trong khi khối lượng xuất khẩu trong tháng 6 vẫn cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nhu cầu ở các thị trường tiêu thụ thấp khiến lượng đặt hàng giảm mạnh, dẫn đến xuất khẩu có khả năng giảm mạnh trong những tháng tới.

Nếu tính cả thép thành phẩm, tổng lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đạt 7,8 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu hải quan. Luỹ kế nửa đầu năm nay, tổng lượng thép xuất khẩu giảm 9% xuống 34 triệu tấn.

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong hai tháng 5 và 6 tăng so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu xuất phát từ lượng đặt hàng mạnh vào tháng 3 sau khi xung đột Nga-Ukraine làm gián đoạn thị trường thép toàn cầu.

Nhưng kể từ tháng 6, động lực thị trường đã thay đổi, gây áp lực cho xuất khẩu thép. Các nguồn tin cho biết, xuất khẩu thép dự kiến ​​sẽ tiếp tục có xu hướng giảm đến cuối năm 2022 do nỗ lực kiềm chế lạm phát đã khiến nhu cầu thép ở nước ngoài giảm.

Nhập khẩu thép bán thành phẩm trong tháng 6 tăng 26% so với tháng 5 lên 454.000 tấn, nhưng lượng mua vẫn thấp hơn 65% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu hải quan.

Tổng nhập khẩu thép bán thành phẩm và thép thành phẩm trong tháng 6 giảm 51,3% so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 1,2 triệu tấn.

Trong nửa đầu năm 2022, tổng lượng thép nhập khẩu đã giảm 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 9,5 triệu tấn.

“Nhu cầu nội địa kém đã khiến các nhà sản xuất thép Trung Quốc tiếp tục giảm sản lượng, và ngay cả khi nhu cầu có thể tăng vào tháng 8-9, sản xuất thép trong nước sẽ nhanh chóng phục hồi mà không tạo ra quá nhiều cơ hội cho nhập khẩu thép”, một thương nhân cho biết .

Theo Reuters, truyền thông Trung Quốc đưa tin hôm thứ Sáu tuần trước (22/7), nước này đang nỗ lực để củng cố sự phục hồi kinh tế. Đặc biệt, trong quý III được xem là giai đoạn quan trọng, đặt ưu tiên vào việc ổn định việc làm và giá cả lên hàng đầu.

Các nhà phân tích tại Zhongzhou Futures cho biết: “Thị trường đang trông đợi nhiều vào sự phục hồi kinh tế trong quý III".

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá cà phê hôm nay 12/1: Giảm tuần thứ tư liên tiếp, giá cà phê trong nước xuống dưới mốc 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trên thị trường nội địa Việt Nam đã nối dài xu hướng giảm trong tuần thứ tư liên tiếp, với mức giảm 1.300 – 1.500 đồng/kg so với tuần trước. Một số dự báo cho rằng giá cà phê sẽ giảm trong năm 2025 do nguồn cung phục hồi.

Giá heo hơi hôm nay 12/1: Miền Bắc tăng nhanh, ngưỡng 70.000 đồng/kg xuất hiện trong tuần qua

Tuần qua, giá heo hơi tiếp đà tăng tại nhiều địa phương. Trong đó, tại khu vực miền Bắc, một số tỉnh, thành phố đã chạm mốc 70.000 đồng/kg.

Nhu cầu suy yếu, giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm xuống còn 460 USD/tấn, từ mức 481 USD/tấn của tuần trước. Thị trường dự kiến tiếp tục trầm lắng trong vài tuần tới khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc đầu tháng 2.

Giá tiêu hôm nay 12/1: Ngược chiều thế giới, giá tiêu Việt Nam giảm trong tuần qua

Giá tiêu hôm nay (12/1) dao động ở mức 147.000 – 147.500 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua tại Đông Nam Bộ. Tính chung trong cả tuần qua, giá tiêu trong nước đã giảm 1.000 – 2.500 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới lại đồng loạt tăng.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO