Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gấp đôi trong 7 tháng

7 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 32,3 tỷ USD trong khi nhập khẩu 26 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 58,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản đạt khoảng 32,3 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng 26 tỷ USD, tăng 2%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ước khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 10% so với tháng 7/2021 nhưng giảm 2% so với tháng 6. Trong số đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính gần 2 tỷ USD, lâm sản chính ước trên 1,4 tỷ USD, thủy sản đạt 965 triệu USD và chăn nuôi đạt 42 triệu USD…

(Số liệu: Bộ NN&PTNT, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 13,3 tỷ USD, tăng 8%; lâm sản chính đạt trên 10,4 tỷ USD, tăng 1%; thủy sản ước đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 34%; chăn nuôi ước đạt 225,6 triệu USD, giảm 12%; xuất khẩu sản phẩm đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD, tăng 67%.

Hiện, ngành nông nghiệp đã có 4 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD, gồm cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ.

Mặt hàng

Kim ngạch

Tăng/giảm cùng kỳ năm 2021

Cà phê

2,6 tỷ USD

+ 46%

Gạo

2 tỷ USD

+ 9%

Cao su

1,6 tỷ USD

+ 7%

Tôm

2,7 tỷ USD

+ 26%

Cá tra

1,6 tỷ USD

+ 84%

Hồ tiêu

661 triệu USD

+ 12%

Sắn và sản phẩm từ sắn

636 triệu USD

+ 20%

Rau quả

1,9 tỷ USD

- 16%

Hạt điều

1,8 tỷ USD

- 10%

Sản phẩm chăn nuôi

226 triệu USD

- 12%

Bộ NN&PTNT cho biết thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 7 tháng đầu năm được phân bố ở các châu lục như sau:

 (Số liệu: Bộ NN&PTNT, Biểu đồ: Hoàng Anh) 

Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 8,7 tỷ USD, chiếm 26,8% thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc trên 5,7 tỷ USD với 17,8% thị phần; tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc…

Hoàng Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định CPTPP khi xuất khẩu vào Canada

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra cơ hội lớn để Việt Nam – Canada thúc đẩy trao đổi thương mại. Tuy nhiên, mức độ tận dụng các ưu đãi thuế quan đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Canada vẫn còn rất hạn chế, chưa phát huy hết giá trị mà hiệp định này mang lại.

Nắng nóng, tiền điện tháng 3 ở TP HCM sẽ tăng cao

Liên quan đến tình hình sử dụng điện tại TP HCM trong mùa nắng nóng, tại cuộc họp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn do Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, tổ chức chiều 28/3, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP (EVNHCMC) cho biết, tính đến nay, sản lượng tiêu thụ bình quân tại TP HCM đạt 78,13 triệu kWh/ngày, cao hơn 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi các đơn vị liên quan về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Dự báo giá vàng 29/3: Bật tăng khi vàng thế giới trở lại trên 2.200 USD?

Kết thúc phiên ngày 28/3, giá vàng SJC biến động trái chiều trong khi trên thị trường thế giới, giá vàng tăng và hướng tới tháng tốt nhất kế từ tháng 11/2022, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ. Giá vàng trong nước, vì vậy, có thể tăng mạnh vào phiên sáng mai.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO