Apple đang bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan căng thẳng. Cuộc chiến này có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà hãng đã xây dựng trong nhiều năm. Chính phủ Mỹ đã áp thuế lên đến 145% với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này gây ra tác động lớn đến chi phí của Apple và cả người tiêu dùng.
Tính từ đầu năm đến nay, Apple đã mất 880 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường. Nhiều ý kiến cho rằng Apple cần giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là thay đổi vị trí địa lý. Thách thức lớn hơn nằm ở chi phí và tính phức tạp của toàn bộ chuỗi cung ứng. Việc di dời một hệ thống đã mất hàng chục năm để hình thành là rất khó khăn.
Apple hiểu rõ áp lực này. Công ty đang tìm cách đa dạng hóa sản xuất và mở rộng hoạt động tại các nước như Ấn Độ. Dù vậy, chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đã ăn sâu và rất phức tạp. Vì vậy, việc chuyển đổi nhanh chóng là điều khó thực hiện.
Apple tốn nhiều năm để xây dựng chuỗi cung ứng tại Ấn Độ nhằm thay thế Trung Quốc. (Ảnh: Apple).
Hiện nay, gần như tất cả sản phẩm phần cứng của Apple được sản xuất bởi các đối tác tại Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Trong đó, đặc biệt Apple xây dựng chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất rất lớn tại Ấn Độ. Họ đã xuất khẩu hơn 17 tỷ USD hàng hoá từ Ấn Độ và vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
Vừa qua, trước thuế quan đối ứng của Mỹ, Apple đã thuê máy bay gấp rút chở 600 tấn iPhone về Mỹ từ Ấn Độ. Điều này cho thấy vai trò ngày càng lớn của Ấn Độ trong chuỗi cung ứng của “gã khổng lồ” công nghệ.
Apple dự kiến sản xuất lượng iPhone trị giá 40 tỷ USD tại Ấn Độ trước cuối năm tài chính 2026. Kế hoạch này có thể đáp ứng đến 80% nhu cầu iPhone tại Mỹ. Điều này sẽ giúp Apple giảm mạnh sự phụ thuộc vào các nhà máy tại Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Tim Cook xác nhận rằng từ quý II năm nay, phần lớn iPhone bán tại Mỹ sẽ được sản xuất tại Ấn Độ. Apple đang hợp tác với Foxconn và Tata Electronics để xây dựng và mở rộng nhà máy tại nhiều khu vực ở Ấn Độ.
Hiện nay, Ấn Độ đã trở thành trung tâm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple. Năm 2024, quốc gia này sản xuất khoảng 18–20% tổng lượng iPhone toàn cầu. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên 25–30% vào năm 2025.
Chính sách ưu đãi sản xuất (PLI) của chính phủ Ấn Độ đóng vai trò lớn trong việc thu hút Apple. Chính sách này cung cấp các ưu đãi và môi trường ổn định, giúp Ấn Độ trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn cho Trung Quốc.
Tuy nhiên mới đây xung đột Ấn Độ - Pakistan nổ ra đã khiến kế hoạch chuyển dịch tưởng như được tính toán kỹ càng này của Apple lung lay. Trong khi đó, Apple đã tốn rất nhiều chi phí cho việc chuyển đổi chuỗi cung ứng và xây dựng nhà máy tại những địa điểm này.
Trong thuyết minh số 12 của báo cáo tài chính, tính đến ngày 28/9/2024, Apple đã ký nhiều cam kết mua không điều kiện. Các cam kết này liên quan đến hợp đồng với nhà cung cấp, quyền sở hữu trí tuệ, nội dung và quyền phân phối. Tổng giá trị các cam kết này lên tới 11,23 tỷ USD.
Các khoản thanh toán này sẽ được thực hiện trong nhiều năm.
Cụ thể, Apple phải trả 3,21 tỷ USD vào năm 2025, 2,44 tỷ USD vào năm 2026, 1,16 tỷ USD vào năm 2027, 3,12 tỷ USD vào năm 2028, 633 triệu USD vào năm 2029 và 670 triệu USD vào các năm sau.
Dù không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, các khoản cam kết này vẫn có tính ràng buộc pháp lý và sẽ làm tăng chi phí trong tương lai. Apple hiện có dòng tiền tự do khoảng 98 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc chấm dứt các thỏa thuận với nhà cung cấp là điều không dễ do phải thanh toán đầy đủ. Nếu hủy bỏ, Apple còn có thể phải chịu thêm thiệt hại tài chính.
Apple phụ thuộc nhiều vào các linh kiện đặc thù và thường chỉ có một nhà cung cấp. Theo báo cáo thường niên gần nhất, nhiều linh kiện cơ bản có thể mua từ nhiều nguồn. Tuy nhiên, một số bộ phận quan trọng, đặc biệt là linh kiện được thiết kế riêng cho công nghệ mới, chỉ có từ một hoặc rất ít nhà cung cấp.
Việc sản xuất ban đầu còn hạn chế, giá cả biến động và tình trạng thiếu hụt trên toàn ngành cũng làm nguồn cung không ổn định. Apple còn phải cạnh tranh nguồn linh kiện với nhiều hãng lớn trong lĩnh vực điện thoại, máy tính, thiết bị đeo và phụ kiện.
Do vậy, bất kỳ sự gián đoạn nào từ nhà cung cấp cũng có thể khiến Apple gặp rủi ro. Điều này đặc biệt đáng lo khi công ty đang phải đối mặt với mức thuế cao và kế hoạch di dời sản xuất.
Bên cạnh Ấn Độ, Apple cũng đang chuyển sản xuất các sản phẩm khác như iPad, MacBook và AirPods sang Việt Nam. Họ cho biết gần như toàn bộ sản phẩm, trừ iPhone, xuất khẩu vào Mỹ sẽ được sản xuất tại Việt Nam.
Theo chia sẻ của CEO Anphabe, năm 2025 đang khởi đầu với sự hỗn loạn và nhiều giới hạn bị thách thức; việc cắt giảm nhân sự để tinh gọn khiến người ‘sống sót’ bị kiệt sức và mất kết nối với DN. DN muốn xuyên qua vùng hỗn độn này cần đặt trọng tâm vào việc chăm sóc toàn diện cho nhân sự còn lại.
Việc xuất xưởng chiếc smartphone thứ 900 triệu tại Bắc Ninh đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược đầu tư lâu dài của Samsung tại Việt Nam.
Saigontel được chấp thuận đầu tư hai cụm công nghiệp tại TP Phổ Yên với tổng diện tích 131 ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng.
Dữ liệu cho thấy đang có sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất tại châu Á và Việt Nam được định vị là trung tâm sản xuất của khu vực.