Gần tuần nay, 150 xe buýt điện kết nối các nhà ga Metro Bến Thành - Suối Tiên tập kết tại hai bãi ở quốc lộ 13 và xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức). Theo Trung tâm quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông Vận tải TP HCM), những tuyến buýt này do Công ty cổ phần xe khách Phương Trang Futabuslines (doanh nghiệp trúng thầu) đảm nhận khai thác.
Trưa 17/12, hơn 80 xe buýt điện tập trung ở bãi trên quốc lộ 13 chờ vận hành đồng bộ với tuyến Metro số 1, sẽ khai thác thương mại ngày 22/1.
Xe buýt điện chở khách cho Metro Bến Thành - Suối Tiên gồm 17 tuyến. Các chuyến lần lượt mang số hiệu: 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168 và 169.
Xe buýt điện có màu xanh lá cây chủ đạo, phần phía sau và thân màu vàng. Theo đại diện công ty, các xe được sản xuất tại Huế, chuyển vào TP HCM bằng đường thuỷ và bộ.
Lộ trình của những tuyến buýt này kết nối từ các khu dân cư, trường học, đầu mối giao thông, trung tâm thương mại... đến các nhà ga Metro Bến Thành - Suối Tiên. Đây là những nơi tập trung đông người, giúp khách dễ đón xe buýt đến các nhà ga và ngược lại.
Tất cả xe đều chạy bằng điện, gồm hai loại 30 và 60 chỗ. Bên trong thiết kế giống nhiều xe buýt khác, có từ 16 đến 25 ghế ngồi cứng.
Các tay nắm trên xe buýt và chuông dước lắp đặt ở hai bên cửa lên xuống. Ngoài ra trên xe cũng lắp đặt đầy đủ máy lạnh, búa thoát hiểm, camera an ninh, loa thông báo...
Mỗi xe đều dán lộ trình tuyến, giá vé từng chặng, đường dây nóng. Giá vé là 5.000 một lượt, học sinh sinh viên giá ưu đãi 3.000 đồng. Khách đi vé tập theo năm có giá 112.500 đồng.
Trên xe buýt điện gồm tài xế và một tiếp viên. Thời gian chạy từ 5h đến 22h mỗi ngày, tần suất 15 phút một chuyến.
Trước ngày vận hành, nhân viên ở bão xe tất bật dọn vệ sinh các tuyến xe buýt điện.
Anh Nguyễn Văn Lân trang trí bên ngoài xe. Theo đại diện hãng xe Phương Trang, các tài xế và tiếp viên được công ty tập huấn nghiệp vụ lái xe, phục vụ.
Đơn vị vận hành đã xây dựng hai trạm sạc điện tại TP Thủ Đức, đồng thời tận dụng hạ tầng hiện có trên toàn quốc, như bến xe, trạm dừng nghỉ... để đầu tư thêm hệ thống này
Tại trạm sạc ở bãi xe trên quốc lộ 13 có 15 trụ với hai công suất là 240 kW và 180 kW. Mỗi trụ sạc được cho hai xe buýt điện.
Toàn cảnh bãi xe buýt điện trên quốc lộ 13.
Mạng lưới buýt tại TP HCM hiện có hơn 2.000 xe, trong đó buýt điện và CNG (khí gas) có gần 550, còn lại chạy bằng dầu diesel. Trước đó, từ năm 2022 thành phố bắt đầu thí điểm hoạt động 5 tuyến buýt điện, nhưng đến nay mới một tuyến đưa vào khai thác là D4 (Vinhomes Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn). Thành phố đang đặt mục tiêu từ năm 2025, toàn bộ xe buýt thay thế, đầu tư mới đều chạy bằng điện, năng lượng xanh.
Lộ trình các ga metro. Đồ họa: Khánh Hoàng
Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM. Toàn tuyến dài gần 20 km, từ Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (TP Thủ Đức), với ba ga ngầm và 11 ga trên cao. Cùng với tổ chức mạng lưới xe buýt điện kết nối, tại nhiều nhà ga của dự án này được xây dựng hệ thống cầu bộ hành, bãi đậu xe... để khách dễ dàng tiếp cận.
Jiyue Auto không phải là trường hợp duy nhất gặp khó khăn trong ngành xe điện Trung Quốc. Các thương hiệu như Weltmeister, HiPhi và Neta cũng đã rơi vào danh sách các công ty nguy cơ phá sản
30Shine, chuỗi salon tóc dành riêng cho nam giới đã quyết định “lấn sân” sang mảng tóc nữ và đặt mục tiêu đến năm 2025 có 1.000 salon tại Việt Nam.
Flying Legend Việt Nam là công ty sản xuất máy bay TP-150, dòng máy bay hạng nhẹ, được sử dụng chủ yếu trong công tác huấn luyện, đào tạo phi công sơ cấp và sử dụng cho công tác bay tuần tra.
Hai hãng xe Nhật Bản đang xem xét nhiều phương án, bao gồm việc sáp nhập, liên kết vốn hoặc thành lập công ty mẹ chung.