Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động năm 2026.
Tại dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng 7,2% so với mức hiện hành. Đề xuất này trùng với phương án Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị Chính phủ.
Cụ thể, dự thảo quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng. Trong đó, vùng I là 5,31 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,73 triệu đồng/tháng, vùng III là 4,14 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,7 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu theo tháng được đề xuất tăng từ 250.000 đồng - 350.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 7,2%) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Theo Bộ Nội vụ, mức điều chỉnh lương tối thiểu trên cao hơn khoảng 0,6% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2026 để cải thiện cho người lao động. Mức điều chỉnh này vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài lương tối thiểu theo tháng, dự thảo cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng. Trong đó, vùng I là 25.500 đồng/giờ, vùng II là 22.700 đồng/giờ, vùng III là 20.000 đồng/giờ, vùng IV là 17.800 đồng/giờ.
Bộ Nội vụ cho biếtmức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Đây là phương pháp được các chuyên gia ILO đã khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ từ năm 2022 đến nay.
Vùng |
Mức lương tối thiểu theo tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu theo giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 5.310.000 | 25.500 |
Vùng II | 4.730.000 | 22.700 |
Vùng III | 4.140.000 | 20.000 |
Vùng IV | 3.700.000 | 17.800 |
Mức lương tối thiểu vùng được Bộ Nội vụ đề xuất. (Nguồn: AM tổng hợp từ Tờ trình của Bộ Nội vụ).
Tờ trình của Bộ Nội vụ nhấn mạnh việc ban hành nghị định nhằm triển khai quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019, góp phần tích cực cho việc cải thiện tiền lương, đời sống của người lao động, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, duy trì quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
Về thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu, dự thảo đề xuất thực hiện từ ngày 1/1/2026 để đảm bảo thời gian cho doanh nghiệp chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện.
"Đa số các quốc gia lựa chọn thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu trùng với thời điểm bắt đầu năm tài chính để tạo thuận tiện cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Việt nam, từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã 20 lần điều chỉnh lương tối thiểu nói chung, trong đó 15/18 lần thực hiện điều chỉnh vào ngày 1/1. Những lần điều chỉnh khác thời điểm 1/1 hàng năm đều gắn với những biến động bất thường", Bộ Nội vụ lý giải.
Đơn cử, mức lương tối thiểu hiện hành được áp dụng từ 1/7/2024. Theo Bộ Nội vụ, thời điểm điều chỉnh này được đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội sau khi trải qua thời điểm khó khăn nhất của đại dịch COVID-19 và bắt đầu chuyển sang trạng thái phục hồi tốt và có nhiều mặt khởi sắc.
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
Mức lương tối thiểu vùng hiện hành. (Nguồn: AM tổng hợp từ Nghị định 74/2024).
Về địa bàn áp dụng, Bộ Nội vụ nêu rõ Nghị định số 128 ban hành ngày 11/6 đã quy định danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu theo đơn vị hành chính cấp xã mới. Tuy nhiên, sau khi các địa phương vận hành theo đơn vị hành chính cấp tỉnh mới, một số địa bàn áp dụng đã có sự sắp xếp, thay đổi so với thời điểm ban hành nghị định vào tháng 6. Nghị định số 128/2025 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 1/3/2027.
Vì vậy, dự thảo nghị định quy định danh mục địa bàn áp dụng mới trên cơ sở kế thừa danh mục hiện hành quy định tại Nghị định số 128 và có sự rà soát, cập nhật theo đề nghị của UBND cấp tỉnh.
Theo nhóm nghiên cứu NEU, khi chi phí sở hữu căn nhà thứ hai tăng lên do thuế, những người găm giữ sẽ có xu hướng sử dụng hiệu quả hơn bằng cách cho thuê hoặc đưa vào sản xuất kinh doanh, hoặc buộc phải bán bớt. Điều này sẽ làm tăng nguồn cung và góp phần hạ nhiệt giá nhà trên thị trường, giúp thị trường bất động sản trở nên lành mạnh và tránh được sự lãng phí tài nguyên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, chấn chỉnh việc để xảy ra tình trạng "cò làm giấy tờ" tại các Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã trong giai đoạn đầu vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Sáng 18/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan, địa phương phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 751, Đảng uỷ Chính phủ để hoàn thành báo cáo về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài, trình Bộ Chính trị trong tháng 8.