Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Lula da Silva trước hội đàm. (Ảnh: VGP).
Sáng ngày 28/3, sau Lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Đáng chú ý, tại hội đàm, Tổng thống Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nâng tổng số quốc gia công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam lên 74.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, việc Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đã thể hiện sự ghi nhận tiến bộ của Việt Nam trong đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, hướng đến đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 15 tỷ USD vào năm 2030.
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Lula da Silva nhất trí sẽ giao các Bộ trưởng tiếp tục trao đổi, cụ thể hoá các biện pháp triển khai quyết định này.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh và cùng quan tâm như: khoa học - công nghệ, năng lượng sạch, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao,... Đồng thời, khuyến khích việc triển khai các chương trình hợp tác trong từng ngành, lĩnh vực.
Ngay sau Hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Lula da Silva cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã chứng kiến Lễ ký kết và trao các văn kiện hợp tác song phương.
Các văn kiện bao gồm: Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược; Hiệp định về việc làm có thu nhập cho thân nhân cán bộ ngoại giao; Hiệp định cấp Chính phủ về trao đổi và bảo vệ thông tin mật; Biên bản ghi nhớ thành lập Tổ Công tác thúc đẩy hợp tác thương mại và công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Brazil; Bản ghi nhớ về hợp tác bóng đá giữa Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Liên đoàn Bóng đá Brazil.
Trong những năm qua, Brazil luôn giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Brazil trong ASEAN. Năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt gần 8 tỷ USD.
Data Talk | The Catalyst tuần này sẽ tập trung cập nhật những chuyển động thị trường bất động sản quý I/2025, chuyển động hạ tầng và các phân khúc thu hút nhà đầu tư; phân tích những tác động, cơ hội và rủi ro xoay quanh chiến lược đầu tư bất động sản, cổ phiếu ngành trong ngắn và trung hạn.
Năm ngoái, người Việt chi khoảng 14.200 tỷ đồng để mua hàng hoá từ nước ngoài thông qua thương mại điện tử.
Trong tháng 4, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2026 - 2030; thí điểm làm dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp; quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước;...
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An, chia sẻ tiếc nuối khi chính quyền từng cho phát triển ồ ạt resort ven biển, chiếm hết mặt tiền hướng ra biển.