Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng và thực hiện Chỉ thị số 41/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, tỉnh Tuyên Quang giao trách nhiệm cho lãnh đạo các địa phương trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới.
Cùng với đó, xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết, chủ động thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, các địa phương phải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; tổ chức nghiêm việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là tại những nơi đang có dịch hoặc có nguy cơ xuất hiện dịch; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Đồng thời, rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi; căn cứ nhu cầu và đăng ký của người chăn nuôi để mua vaccine và tổ chức tiêm phòng đồng bộ.
Đối với UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết gây nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đặc biệt, Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra bùng phát dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn quản lý.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương để tham mưu, hỗ trợ chuyên môn trong phòng, chống dịch; hướng dẫn việc sử dụng vaccine, hóa chất tiêu độc khử trùng và thực hiện hiệu quả phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Công an, Cục Quản lý thị trường và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình kinh doanh, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với cơ quan chuyên ngành thú y, các địa phương tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, đặc biệt trong thời điểm cuối năm lượng tiêu thụ thực phẩm tăng mạnh.
Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh, nhất là việc mua bán, vận chuyển lợn nghi mắc bệnh, lợn chết, không có giấy tờ kiểm dịch vận chuyển theo quy định của Luật Thú y…
Giá cao su hôm nay (19/11) phục hồi nhẹ trở lại trên một số sàn giao dịch do được hỗ trợ bởi đà tăng của giá dầu thô, đồng yen suy yếu và lo ngại nguồn cung gián đoạn tại Thái Lan. Tại trong nước, Công ty Cao su Phú Riềng tiếp tục điều chỉnh giảm giá thu mua ngày thứ hai liên tiếp.
Ba ngân hàng Phố Wall đang có quan điểm khác nhau về quỹ đạo của vàng trong năm 2025. Điều này cho thấy triển vọng kinh tế năm tới có thể sẽ rất phức tạp và khó đoán.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp hiện ít có cơ hội tiếp cận với những đơn hàng lớn, chủ yếu phải nhận những đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh và yêu cầu khắt khe.
Theo nhận định của chuyên gia giá heo hơi dịp Tết Ất Tỵ có thể không tăng quá mạnh, trừ trường hợp dịch bệnh xảy ra. Nguyên nhân là lượng đàn heo nái không bị ảnh hưởng nhiều bởi bão Yagi, đảm bảo con giống cho tái đàn.