337 công ty, chiếm 45% trong số doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ. Khoảng hơn trăm đơn vị báo lãi tăng trưởng trên ba con số.
Sơ bộ cho thấy nhóm chăn nuôi, phân bón, hoá chất, dược phẩm, cá tra, nhựa ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý đầu năm.
Nhiều doanh nghiệp lớn ghi nhận lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) tăng trưởng hai chữ số như: CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE), Thế Giới Di Động (Mã: MWG), Tập đoàn FPT (Mã: FPT), Hoá chất Đức Giang (Mã: DGC), Đạm Cà Mau (Mã: DCM), Viglacera (Mã: VGC), Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HAG), Dược Hậu Giang (Mã: DHG), Imexpharm (Mã: IMP), Nhựa Tiền Phong (Mã: NTP), CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Mã: SCS), Tập đoàn PAN (Mã: PAN),...
Thậm chí nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng bằng lần so với cùng kỳ như: CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH), Becamex IDC (Mã: BCM), Tập đoàn Masan (Mã: MSN), CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Mã: VEF), Dabaco (Mã: DBC), Tập đoàn Gelex (Mã: GEX), Gelex Electric (Mã: GEE), Sasco (Mã: SAS), CTCP Nam Việt (Mã: ANV), CTCP Dap - Vinachem (Mã: DDV), Nước Thủ Dầu Một (Mã: TDM),...
Trái lại, nhiều đơn vị ghi nhận lợi nhuận suy giảm, tập trung nhiều ở nhóm chứng khoán (VND, SHS, HCM, FTS, BSI, DSC, DSE, BVS,...) cùng các doanh nghiệp khác như: PVDrilling (Mã: PVD), PVTrans (Mã: PVT), Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ), Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG), Masan Consumer (Mã: MCH), Gemadept (Mã: GMD), Đạm Phú Mỹ (Mã: DPM), Mộc Châu Milk (Mã: MCM), Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC),...
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Wichart.
Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) đã công bố doanh thu tăng đột biến gấp gần 3,9 lần cùng kỳ lên 84.053 tỷ nhờghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản. Khoản lãi ròng đạt 6.979 tỷ, giảm 12% so với quý I/2024.
Công ty con của Vingroup là Vincom Retail báo lãi ròng 1.177 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ.
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Một công ty con khác của Tập đoàn Vingroup là VEF hiện đang là doanh nghiệp có lợi nhuận một quý cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với doanh thu và lợi nhuận đột biến chủ yếu từ việc ghi nhận doanh thu chuyển nhượng một phần dự án Vinhomes Global Gate và tăng doanh thu tài chính từ hoạt động hợp tác kinh doanh.
VEF báo lãi ròng sau thuế đạt hơn 14.873 tỷ đồng, gấp 161 lần so với quý I/2024.
Ở ngành bán lẻ, nhờ động lực tăng trưởng của chuỗi nhà thuốc Long Châu, FPT Retail (Mã: FRT) ghi nhận tổng doanh thu11.670 tỷ đồng, lãi trước thuế 273 tỷ; tăng lần lượt 29% và 207% so với cùng kỳ.
Riêng nhà thuốc Long Châu đem về8.054 tỷ doanh thu, tăng 46% và đóng góp tới 69% cho FPT Retail. Còn chuỗi FPT Shop đạt 3.682 tỷ doanh thu, tăng 3% so với cùng kỳ.
Tương tự, một ông lớn ngành bán lẻ khác là MWG báo lãi ròng tăng trưởng 71% so với cùng kỳ, đạt 1.546 tỷ đồng, ghi nhận quý có lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử, chỉ sau kỷ lục quý IV/2021. Động lực giúp MWG báo lãi lớn quý I đến từ chuỗi Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh.
Lũy kế quý I, tổng doanh thu của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đạt hơn 24.200 tỷ đồng, tăng 14% so với mùa cùng kỳ. Cònchuỗi Bách Hóa Xanh đạt hơn 11.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so với cùng kỳ.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Tập đoàn Masan ghi nhận lãi ròng quý đầu năm đạt 394 tỷ, tăng 277% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ động lực tăng trưởng lợi nhuận tại các mảng tiêu dùng – bán lẻ và đóng góp từ việc thoái vốn chiến lược khỏi HCS, dù chi phí tài chính ròng tăng nhẹ.
Công ty con của Masan là Masan Consumer lại ghi nhận lợi nhuận ròng suy giảm 4% còn 1.586 tỷ đồng dù doanh thu tăng 14% do hụt thu tài chính và chi phí bán hàng tăng vọt.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Ông lớn số 1 ngành bán lẻ trang sức là CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.635 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 678 tỷ đồng; giảm lần lượt 23,5% và 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnhnguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Theo báo cáo của CTCP FPT (Mã: FPT), quý I kết quả kinh doanh toàn tập đoàn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận 20%
Tổng doanh thu đạt 16.058 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng tăng 21% lên 2.174 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận ròng cao kỷ lục của FPT.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Tập đoàn Gelex báo lãi ròng 234 tỷ đồng quý I, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm ngoái với động lực tăng trưởng đến từ sự bứt phá của lĩnh vực thiết bị điện (đóng góp 64,5% vào doanh thu thuần tập đoàn). Biên lợi nhuận gộp đạt 20,2%, cải thiện so với mức 18% cùng kỳ.
Lĩnh vực thiết bị điện đạt doanh thu 5.108 tỷ đồng, tăng trưởng 42%; mảng vật liệu xây dựng đạt doanh thu 1.425 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ. Lĩnh vực khu công nghiệp và bất động sản cùng hạ tầng tiện ích đạt mang về lần lượt 1.164 tỷ đồng và 184 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Một công ty thành viên của Tập đoàn Gelex là Gelex Electric ghi nhận lợi nhuận ròng tăng tới 332%, đạt 452 tỷ đồng trong quý I. Doanh thu tăng mạnh và biên lãi gộp đạt 15,8% (tăng mạnh so với mức 10,3% cùng kỳ) đã giúp lợi nhuận của công ty lên mức cao kỷ lục.
Tập đoàn Dabaco vừa công bố báo cáo tài chính ghi nhận mức lãi ròng kỷ lục 508 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 600% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dabaco cho biết quý I, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, người chăn nuôi và công ty đã liên tục tái đàn. Ngoài ra, giá heo hơi cao hơn cùng kỳ năm ngoái giúp lợi của các công ty chăn nuôi tăng đáng kể cùng với các lĩnh vực khác được cải thiện đã giúp Dabaco lãi đột biến.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Còn với Hoá chất Đức Giang, công ty báo lãi ròng 809 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ trong bối cảnh doanh thu các sản phẩm phốt pho vàng, H3PO4, phân bón các loại đều tăng trưởng hai chữ số và biên lợi nhuận cải thiện so với quý I/2024.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Doanh nghiệp nắm giữ thị phần số 1 về thép xây dựng ở Việt Nam là Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG) đã công bố sơ bộ kết quả kinh doanh quý I với doanh thu hơn 37.900 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hơn 3.300 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 16% chỉ tiêu năm.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý và ước tính quý I/2025.
Doanh nghiệp số 1 về thị phần tôn mạ là Tập đoàn Hoa Sen báo lãi suy giảm 36% còn 205 tỷ đồng quý đầu năm do giá bán cùng sản lượng giảm trong khi chi phí bán hàng và quản lý gia tăng.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Quý I, HAGL báo lãi ròng 341 tỷ đồng, tăng trưởng 59% so với quý I năm 2024 nhờ lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh chuối tăng mạnh. Ngoài ra, công ty giảm bớt chi phí tài chính nhờ trả được phần lớn nợ trái phiếu và hoàn nhập dự phòng khoảng đầu tư tài chính dài hạn.
Việc có lãi 16 quý liên tiếp giúp công ty của bầu Đức thu hẹp khoản lỗ luỹ kế còn 83 tỷ tính tới cuối quý I, tiến rất gần đến mục tiêu xóa lỗ lũy kế vào giữa năm nay.
Hai ông lớn ngành dược là Dược Hậu Giang và Imexpharm đều có một quý kinh doanh khởi sắc.
Trong đó, Dược Hậu Giang ghi nhận lãi ròng tăng 20% lên 266 tỷ đồng dù doanh thu suy giảm. Giải trình nguyên nhân, ông lớn số 1 ngành dược cho biết do doanh thu hàng sản xuất tăng 8% kéo biên lợi nhuận lên đồng thời tối ưu chi phí giúp lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.
Còn Imexpharm ghi nhận doanh thu tăng trưởng ở cả kênh OTC (tăng 25%) và ETC (tăng 27%) là yếu tố giúp công ty lãi ròng 74 tỷ, tăng 19% so với cùng kỳ.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Hai đại diện trong nhóm thuỷ sản vừa công bố kết quả kinh doanh là CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) và CTCP Nam Việt (Mã: ANV) ghi nhận bức tranh lợi nhuận trái chiều.
Quý I, Sao Ta lãi ròng 38 tỷ đồng, giảm 34% so với kết quả quý I/2024. Đây là mức lợi nhuận quý thấp nhất từ 2021 đến nay và giảm 81% so với quý liền trước. Công ty giải trình do giá nguyên liệu tiếp tục tăng cao và áp lực trả nợ các đơn hàng ký trước của năm 2024 dẫn tới không đạt như kế hoạch.
Trái lại, Nam Việt có lãi ròng đột biến 132 tỷ quý đầu năm, gấp 7,8 lần cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể từ quý II/2022. Doanh thu tăng 9% trong khi giá vốn suy giảm so với quý I/2024 đã giúp lợi nhuận công ty thuỷ sản này tăng đột biến.
Tính tới trưa 29/4, có hơn 130 doanh nghiệp trên cả ba sàn báo lỗ trong quý đầu năm nay. Một số khoản lỗ lớn như: CTCP Masan High-Tech Materials (Mã: MSR) lỗ ròng 222 tỷ, CTCP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (Mã: PAP) lỗ 123 tỷ,...
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Wichart.
Công ty bán lẻ này ghi nhận kết quả khả quan với doanh thu kỷ lục 11.670 tỷ đồng, tăng trưởng 29% và lợi nhuận gấp 3 lần cùng kỳ đạt 273 tỷ đồng.
Điện Gia Lai (GEC) mở đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý I đạt 613 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Doanh nghiệp đặt mục tiêu cả năm đạt 777 tỷ đồng lợi nhuận, đến từ các động lực điện gió và khoản thu gần 400 tỷ đồng từ EVN.
Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu.
Nhóm Novaland đã đặt cọc hàng trăm tỷ đồng vào năm 2018 để nhận chuyển nhượng khu đất ở phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức từ doanh nghiệp Hàn Quốc Taekwang Vina. Tháng 12/2018, Novaland đã huy động gói trái phiếu 1.730 tỷ đồng nhằm chuẩn bị thanh toán phần còn lại cho đối tác để hoàn tất giao dịch.