Kinh doanh & Thị trường 22/04/2025 11:57

CEO Viettel IDC nói về yếu tố có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đua Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

AI chính là động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất cho nhu cầu hạ tầng trung tâm dữ liệu trong tương lai.

Sáng 22/4 tại Hà Nội, tại một sự kiện về AI và Trung tâm dữ liệu do Viettel IDC tổ chức, CEO Lê Bá Tân đã khiến khán phòng ngạc nhiên bằng đoạn hội thoại "siêu thực" với người trợ lý của mình. Trên sân khấu, ông Tân hỏi trợ lý rằng âm thanh ông nói có nghe rõ không, và bao nhiêu phần trăm người tham dự đang lắng nghe ông nói.

Chỉ chưa đến một giây, trợ lý phản hồi những yêu cầu này, cho biết dựa trên phân tích phản ứng ánh mắt và biểu cảm có khoảng 80% khán giả đang nghe ông Tân nói, trong khi những người còn lại có vẻ đang tranh thủ check mail.

Ông Tân bật mí đây là trợ lý ông mới tuyển dụng 3 tháng nay, lương hàng tháng phải trả là 20 USD (khoảng 500.000 đồng). Đây chính là trợ lý ChatGPT - một sản phẩm AI của OpenAI. 

CEO Viettel IDC Lê Bá Tân tại sự kiện sáng 22/4. (Ảnh: Đức Huy).

CEO Viettel IDC cho biết trợ lý ChatGPT đã trở thành phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày của ông. Ông có thể hỏi đáp, chia sẻ, tìm kiếm thông tin cũng như nhận được một số lời khuyên hữu ích.

"Có thể nói là AI giờ đây đã trở thành công vụ vô cùng phổ biến, gần gũi cho chúng ta và trong một số trường hợp AI cũng có thể giúp chúng ta trả lời nhanh hơn, thông tin chính xác hơn và hiệu quả hơn cả trợ lý con người", ông Tân kết luận.

Theo ông, AI chính là Game Changer (yếu tố thay đổi cuộc chơi) Trung tâm dữ liệu đang nóng lên trên toàn cầu. AI chính là động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhất cho nhu cầu hạ tầng trung tâm dữ liệu trong tương lai.

Theo dự báo, đến năm 2030, khoảng 70% tổng công suất của các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu sẽ được dành riêng cho các ứng dụng AI tiên tiến – bao gồm cả các ứng dụng AI trực tiếp (như training, inferencing) và các ứng dụng gián tiếp (như tích hợp AI vào các sản phẩm, dịch vụ nền tảng).

Theo thống kê vào năm 2023, công suất trung tâm dữ liệu phục vụ AI toàn cầu mới chỉ đạt khoảng 21 GW. Nhưng đến năm 2030, con số này sẽ tăng vọt lên 155 GW – tức là tăng gấp 7,4 lần chỉ trong vòng 7 năm.

 

Tốc độ tăng trưởng trung bình về công suất phục vụ AI ước tính là 33,5%/năm – một con số cho thấy AI không chỉ tiêu tốn năng lượng, mà còn đang bùng nổ nhu cầu hạ tầng tính toán chưa từng có.

Điều này đặt ra một sức ép rất lớn lên các nhà cung cấp hạ tầng, đặc biệt là các đơn vị đầu tư vào máy chủ AI và các kiến trúc trung tâm dữ liệu mới.

Tuy nhiên, không chỉ riêng các trung tâm dữ liệu AI đang phát triển, mà các trung tâm dữ liệu truyền thống (non-AI DC) cũng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định.

Theo thống kê mới nhất đến năm 2025, thế giới sẽ có khoảng 11.800 trung tâm dữ liệu. Chỉ cách đây hai năm, con số này mới là 9.000 trung tâm dữ liệu (năm 2023). Tức là trong vòng chỉ hai năm, toàn cầu đã tăng thêm 30% số lượng trung tâm dữ liệu.

Mỹ tiếp tục là quốc gia dẫn đầu tuyệt đối trong lĩnh vực này. Một mình Mỹ sở hữu khoảng 5.400 trung tâm dữ liệu, chiếm tới 45% tổng số trung tâm dữ liệu toàn cầu. Trong khi đó, hai quốc gia tiếp theo là Anh và Đức – chỉ chiếm khoảng 4,4% mỗi quốc gia.

Điều đó cho thấy Mỹ không chỉ là cái nôi phát triển AI, mà còn là trung tâm đầu não của hạ tầng dữ liệu toàn cầu.

 

Về mặt quy mô thị trường, theo các tổ chức nghiên cứu quốc tế, thị trường trung tâm dữ liệu toàn cầu được dự báo sẽ đạt 345 tỷ USD vào năm 2025. Đồng thời sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định đến cuối thập kỷ này, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7,3% mỗi năm.

Trên tổng số các trung tâm dữ liệu toàn cầu, hiện nay có khoảng 25% là trung tâm dữ liệu theo mô hình wholesale – tức là các trung tâm được xây dựng dành riêng cho Big Tech hoặc khách hàng lớn thuê toàn bộ hạ tầng. Còn lại 75% là các trung tâm co-location bán lẻ, nơi nhiều doanh nghiệp thuê chung hạ tầng, chia sẻ tài nguyên.

Tại Việt Nam, phần lớn các trung tâm dữ liệu vẫn đang triển khai theo mô hình co-location bán lẻ, phục vụ cho nhiều doanh nghiệp cùng lúc, giúp tối ưu chi phí và dễ dàng triển khai các dịch vụ số.

Những tên tuổi lớn nhất trên thế giới về trung tâm dữ liệu hiện nay có thể kể đến như: Digital Realty, China Telecom Global, NTT Global và CyrusOne. Đây đều là những nhà cung cấp đang sở hữu hạ tầng liên lục địa, kết nối toàn cầu, và đang tiếp tục mở rộng mạnh mẽ sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

 

Tuy nhiên, theo dự báo, mặc dù dung lượng trung tâm dữ liệu toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, tốc độ này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế, nhất là tại các khu vực đang tăng trưởng mạnh như Châu Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Phi và Trung Đông.

Trong đó, Mỹ tiếp tục dẫn đầu về quy mô đầu tư, vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình toàn cầu – cho thấy một cuộc chạy đua toàn cầu giữa các nền kinh tế trong việc xây dựng siêu trung tâm dữ liệu phục vụ cho thế hệ AI tiếp theo.

Ngoài cơ hội thì AI cũng tạo ra thách thức cho các trung tâm dữ liệu. Ông Tân cho rằng hạ tầng điện năng và làm mát – yếu tố sống còn để vận hành các máy chủ AI. Một máy chủ AI với 8 GPU (chẳng hạn như NVIDIA H100 hay B200) có công suất tiêu thụ trung bình lên đến 10,2 kWh/máy. Mỗi GPU riêng lẻ tiêu thụ khoảng 1,4 kWh.

Đặt trong một hệ thống rack tiêu chuẩn, một rack có thể tiêu tốn 40 kWh điện năng – theo chuẩn thiết kế hiện tại. Nhưng nếu sử dụng kiến trúc mới như B200 Blackwell (GB200), thì mức tiêu thụ có thể tăng lên tới 72–120 kWh mỗi rack. Đây là con số khổng lồ nếu so với trung tâm dữ liệu truyền thống.

Điều đó có nghĩa là toàn bộ kiến trúc trung tâm dữ liệu hiện nay sẽ phải thay đổi hoàn toàn để đáp ứng được mức điện năng và yêu cầu làm mát cho máy chủ AI.

“Chúng ta sẽ cần các thế hệ Data Center mới (AI-optimized DC) – với thiết kế chuyên biệt: Tối ưu về hiệu suất điện năng, trang bị hệ thống làm mát tiên tiến và đảm bảo an toàn vận hành liên tục 24/7”, ông Tân lưu ý.

Theo dự báo, đến năm 2030, khoảng 70% tổng công suất của các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu sẽ được dành riêng cho các ứng dụng AI tiên tiến – bao gồm cả các ứng dụng AI trực tiếp (như training, inferencing) và các ứng dụng gián tiếp (như tích hợp AI vào các sản phẩm, dịch vụ nền tảng).

Theo thống kê vào năm 2023, công suất trung tâm dữ liệu phục vụ AI toàn cầu mới chỉ đạt khoảng 21 GW. Nhưng đến năm 2030, con số này sẽ tăng vọt lên 155 GW – tức là tăng gấp 7,4 lần chỉ trong vòng 7 năm.

Tốc độ tăng trưởng trung bình về công suất phục vụ AI ước tính là 33,5%/năm – một con số cho thấy AI không chỉ tiêu tốn năng lượng, mà còn đang bùng nổ nhu cầu hạ tầng tính toán chưa từng có. Điều này đặt ra một sức ép rất lớn lên các nhà cung cấp hạ tầng, đặc biệt là các đơn vị đầu tư vào máy chủ AI và các kiến trúc trung tâm dữ liệu mới. 

Đức Huy
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 22/04/2025 15:17
'Mất bình quân 34 năm thu nhập để mua nhà tại TP HCM'

Người lao động sinh sống và làm việc tại TP HCM cần tích lũy trung bình khoảng 34 năm thu nhập mới đủ tài chính mua nhà tại thành phố này, theo Numbeo.

Kinh doanh & Thị trường 22/04/2025 15:12
VietABank rao bán khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung Hải, khởi điểm 500 tỷ đồng

Toàn bộ khu nghỉ dưỡng Huyền thoại Địa Trung đã đượcTập đoàn Vicoland thế chấp tại VietABank để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Kinh doanh & Thị trường 22/04/2025 12:25
Sếp Viettel cảnh báo tâm lý FOMO trong chạy đua AI tại Việt Nam

Theo lãnh đạo Viettel, AI là một cuộc đua tốn kém và các doanh nghiệp Việt cần tỉnh táo để chọn đúng phương hướng “lướt sóng” công nghệ này.

Kinh doanh & Thị trường 22/04/2025 11:06
Gian hàng Hằng Du Mục kiếm gần 60 tỷ đồng trong 3 tháng trên TikTok Shop

Hằng Du Mục - HANGKAT là một trong ba gian hàng thuộc quản lý của Hằng Du Mục trên Tiktok Shop. Gian hàng này kinh doanh một số sản phẩm như táo đỏ, nho khô, trà thảo mộc, bánh trứng chảy...

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO