Đầu năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi mỗi gia đình cần sinh ít nhất hai người con vì sự sống còn của dân tộc và từ ba con trở lên nếu muốn quốc gia phát triển và thịnh vượng.
Sụt giảm dân số và tỷ suất sinh là mối lo thường trực đối với Tổng thống Putin ngay từ khi ông bắt đầu lên nắm quyền vào năm 2000. Tỷ suất sinh là số con trung bình mà một phụ nữ sinh ra trong suốt cuộc đời.
Các dữ liệu cho thấy mối quan ngại của ông là xác đáng. Theo số liệu của World Bank, lần gần nhất tỷ suất sinh tại Nga đạt mức 2,1 là năm 1987, đồng nghĩa với việc trong 37 năm qua tỷ suất sinh của Nga không đủ để duy trì dân số ổn định.
Xu hướng nhân khẩu học báo hiệu rắc rối cho nền kinh tế Nga. Nỗi lo về tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng bắt đầu xuất hiện từ năm 2021. Khi đó, mạng lưới kiểm toán và tư vấn FinExpertiza tính toán rằng Nga thiếu hụt khoảng 2,2 triệu lao động - mức cao nhất trong vòng 7 năm.
Cuộc chiến ở Ukraine càng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng. Tới cuối năm 2023, Nga thiếu kỷ lục 5 triệu người lao động, theo ước tính từ Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Vào tháng 6/2024, Tổng thống Putin cho biết khoảng 700.000 người Nga đang chiến đấu ở Ukraine. Để tính toán số người rời khỏi lượng lao động Nga do xung đột với nước láng giềng, chúng ta còn phải cộng con số này với số binh sĩ thương vong - khoảng 600.000 người.
Ngoài ra còn phải kể đến những người đã bỏ chạy sang nước ngoài vì cuộc chiến, ước tính vào khoảng 1 triệu người. Đặc biệt, tình trạng chảy máu chất xám còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả lực lượng lao động và triển vọng dân số, bởi phần đông những người đã bỏ đi là người trẻ có học thức - đối tượng lý tưởng để sinh con.
Như vậy, tổng số người Nga đã rời khỏi lực lượng lao động ước tính vào khoảng 2,3 triệu. Và từ đây, tình trạng thiếu hụt lao động lại kéo tiền lương đi lên.
Một đặc điểm quan trọng khác của thị trường lao động Nga là nhu cầu nhân lực lớn trong lĩnh vực quốc phòng và những ngành liên quan. Nhờ tiền tài trợ của chính phủ, các ngành này có thể trả mức lương cao cho nhân viên và hút lao động khỏi các doanh nghiệp dân sự.
Vấn đề là những người làm việc trong lĩnh vực quốc phòng không còn sản xuất hàng hóa cho người tiêu dùng. Chi phí lương tăng, nguồn cung hàng hóa giảm và những vấn đề khác đã kéo lạm phát lên mức 9,5% trong năm 2024. Để đối phó, ngân hàng trung ương Nga phải nâng lãi suất lên mức 21%.
Sau khi cuộc chiến kết thúc, tình hình lao động của Nga có thể sẽ cải thiện phần nào. Nhưng nếu cuộc xung đột bị “đóng băng” - trong trường hợp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đứng ra dàn xếp - có khả năng Nga sẽ tiếp tục duy trì quy mô quân đội như hiện tại và tìm cách lấp đầy kho đạn dược bị hao hụt.
Một bộ phận binh sĩ trở về nhà với thương tật về thể chất và tinh thần cũng có thể sẽ không tham gia lực lượng lao động hay kết hôn và sinh hai, ba người con như lời kêu gọi của ông Putin.
Năm 2024, Ukraine bị xếp vào nhóm 10 nền kinh tế có tỷ suất sinh thấp nhất thế giới. Cũng giống như Nga, tỷ suất sinh của Ukraine từ lâu đã xuống thấp hơn mức 2,1. Nhưng bắt đầu từ cuối thập niên 1990, tình hình ở Ukraine trở nên trầm trọng hơn hẳn.
Trong hơn hai thập kỷ qua, tỷ suất sinh ở Ukraine thường xuyên rơi xuống ngưỡng các chuyên gia xác định là “cực kỳ thấp” - 1,3. Ở mức này, dân số một quốc gia bắt đầu suy giảm với tốc độ ngày càng nhanh.
Khác với những quốc gia châu Âu khác, nguyên nhân chính khiến tỷ suất sinh của Ukraine thấp không phải là vì các cặp vợ chồng không sinh con. Nhà nghiên cứu Perelli-Harris từng thực hiện phân tích về tỷ suất sinh của Ukraine trong thập niên 2000 và phát hiện ra rằng chỉ 5% người trưởng thành không có con.
Lý do quan trọng hơn cả là các gia đình Ukraine thường chỉ có một con. Bà Perelli-Harris chỉ ra: “Câu hỏi thực sự đối với các gia đình Ukraine là họ có nên sinh con thứ hai hoặc thứ ba hay không”.
Bà Perilli-Harris cũng nghiên cứu tác động của sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Vị chuyên gia nhận thấy vụ sáp nhập đã gây ra mối đe dọa lớn hơn nữa tới khả năng sinh sản của người Ukraine, đó là xung đột bạo lực và an ninh kém.
Năm 2013, Ukraine chào đón thêm 494.521 trẻ sơ sinh. Theo thống kê của Bộ Y tế Ukraine, con số đó đã giảm đi một nửa vào năm 2021. Cuộc chiến Nga phát động vào năm 2022 lại càng củng cố lựa chọn đẻ một con của người Ukraine.
Không chỉ vì tỷ suất sinh thấp, dân số của Ukraine còn sụt giảm vì nhiều lý do khác, bao gồm binh sĩ tử trận trên chiến trường, dân thường thiệt mạng vì các đợt không kích. Ngoài ra còn phải kể đến 6,8 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước. Cuộc chiến càng kéo dài, khả năng những người này định cư tại quốc gia họ tị nạn càng cao.
Tỷ suất sinh thấp và dân số đi xuống là những vấn đề về văn hóa và bản sắc dân tộc, nhưng chúng cũng có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế. Dân số thấp thu hẹp nguồn thu thuế của chính phủ, lực lượng lao động và làm gia tăng khó khăn khi Ukraine cần xây dựng lại đất nước sau cuộc chiến khốc liệt.
Ông Yevhen Hlibovytskyy, người điều hành tổ chức nghiên cứu các mối đe dọa chiến lược và vấn đề phát triển đối với Ukraine, chỉ ra: “Nếu muốn Ukraine phát triển, chúng ta cần quy mô dân số đáng kể và dễ dự đoán”.
Thông thường sau khi bom đạn ngừng rơi và các gia đình đoàn tụ, số trẻ sơ sinh trong thời bình sẽ tăng mạnh. Điều này từng diễn ra ở Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Song, Ukraine khó có thể kỳ vọng vào hiện tượng dân số bùng nổ sau khi xung đột kết thúc.
Tại Ukraine, tỷ suất sinh thấp dai dẳng cộng với gần 7 triệu người tị nạn ở nước ngoài có nguy cơ khiến số cha mẹ tiềm năng ở nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục. Điều đó đồng nghĩa với việc số trẻ em ra đời khó có thể tăng mạnh.
Ông Hlibovytskyy nhấn mạnh: “Cuộc chiến với Nga có giải pháp đơn giản - chúng ta chỉ cần đánh bại quân đội kẻ thù. Nhưng vấn đề nhân khẩu học của Ukraine phức tạp hơn nhiều”.
Tập đoàn dầu khí Gazprom Neft của Nga ngày 10/1 tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động và duy trì khả năng ứng phó bất chấp các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ.
Một cuộc thăm dò của Reuters trong tuần này cho thấy nhiều chuyên gia ngoại hối dự đoán đồng euro sẽ đạt mức ngang giá với USD trong năm 2025.
Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào 183 tàu chở dầu và hai tập đoàn dầu khí lớn của Nga - gồm Gazprom Neft and Surgutneftegas - cùng hơn 20 chi nhánh của các tập đoàn này.
Ngày 10/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nhận bản án, trong đó khẳng định tội danh chi tiền bịt miệng nhưng cho phép ông trở lại Nhà Trắng mà không phải ngồi tù hay nộp phạt.