Kinh doanh & Thị trường 09/10/2024 13:19

Chủ Circle K chưa từ bỏ việc thâu tóm chuỗi 7-Eleven

Gần 50 tỷ USD là mức giá mới mà Couche-Tard đưa ra đối với thương vụ mua lại Seven & i Holdings - công ty mẹ của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven.

Cổ phiếu tập đoàn Seven & i Holdings, chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, đã tăng mạnh sau khi có thông tin về một đề nghị mua lại mới từ đối thủ Canada, Alimentation Couche-Tard, tờ BBC đưa tin.

Theo Bloomberg, đề nghị mới này định giá Seven & i Holdings ở mức hơn 47 tỷ USD, cao hơn khoảng 20% so với đề nghị ban đầu. Trước đó vào tháng 9, Seven & i đã từ chối đề nghị mua lại trị giá 38 tỷ USD từ Couche-Tard, cho rằng mức giá này đánh giá thấp công ty và việc mua lại có thể gặp nhiều trở ngại về mặt pháp lý.

Sau khi thông tin được công bố, cổ phiếu của Seven & i đã tăng khoảng 5% trong phiên giao dịch sáng tại Tokyo. Đề nghị mới này được cho là đã được gửi tới Seven & i vào ngày 19/9, nhưng từ đó đến nay hai bên vẫn chưa có cuộc thảo luận nào.

Sau khi đề nghị trước đó bị từ chối, Bộ Tài chính Nhật Bản đã đưa Seven & i vào danh sách các doanh nghiệp được coi là "cốt lõi" đối với an ninh quốc gia. Động thái này buộc các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua lại công ty phải qua sự xem xét của chính phủ.

Nếu thương vụ này thành công, đây sẽ là lần đầu tiên một công ty Nhật Bản có quy mô như Seven & i bị mua lại bởi một doanh nghiệp nước ngoài. 7-Eleven hiện là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới với 85.000 cửa hàng tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Và trong trường hợp thâu tóm thành công, Couche-Tard sẽ tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại Mỹ và Canada, lên khoảng 20.000 điểm bán, và tạo ra một chuỗi cửa hàng tiện lợi toàn cầu với hơn 100.000 cửa hàng. Hiện cả Couche-Tard và Seven & i đều chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin này.

Couche-Tard (Alimentation Couche-Tard Inc.) là tập đoàn bán lẻ cửa hàng tiện lợi lớn, trụ sở tại Laval, Quebec, Canada. Thành lập năm 1980, Couche-Tard sở hữu hơn 14.000 cửa hàng tại 26 quốc gia, với các thương hiệu nổi bật như Circle K, Couche-Tard, và Ingo. Chiến lược kinh doanh của tập đoàn là kết hợp cửa hàng tiện lợi và bán lẻ xăng dầu, cung cấp thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng thiết yếu.

Couche-Tard đã mở rộng mạnh mẽ thông qua các thương vụ thâu tóm lớn, như Circle K năm 2003 và Statoil Fuel & Retail năm 2012. Mặc dù tập trung vào Bắc Mỹ và châu Âu, công ty vẫn tìm cách mở rộng sang các thị trường mới, nhưng chưa thành công ở Trung Quốc.

Thành Vũ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 09/10/2024 15:23
60% nhân sự IT bị thôi việc trong năm 2023 vẫn đang thất nghiệp

Một cái nhìn toàn diện về thị trường lao động IT vừa được VietnamWorks xuất bản, giúp nhân sự định hướng phát triển sự nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả trong kỷ nguyên AI.

Kinh doanh & Thị trường 09/10/2024 14:39
Thu hồi đất xây trung tâm thương mại hơn 6.000 tỷ ở Đồng Nai

Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall tại TP Biên Hòa có quy mô gần 12 ha, tổng vốn đầu tư hơn 6.100 tỷ đồng.

Kinh doanh & Thị trường 09/10/2024 13:18
Phần mềm diệt virus Bkav có tỷ lệ nhận diện sai cao

Việc liên tục vắng mặt trong danh sách các phần mềm diệt virus hàng đầu của AV-TEST đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng và khả năng cạnh tranh của Bkav Pro trên thị trường quốc tế.

Kinh doanh & Thị trường 09/10/2024 13:00
Uỷ ban Kinh tế: 'Bỏ cọc' khi đấu giá gây tác động tiêu cực, phân lô, bán nền 100 lô đất, chỉ 5 lô được sử dụng

Theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế, tình trạng đấu giá ở mức gấp nhiều lần khởi điểm rồi bỏ cọc tái diễn, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở. Đặc biệt, có ý kiến cho rằng, ở nhiều vùng ngoại thành của các thành phố lớn, tỷ lệ lấp đầy sau “phân lô, bán nền” chỉ 5% gây lãng phí.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO