Hôm 18/5, chia sẻ với các phóng viên tại Điện Capitol, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói: “Tôi đã thấy con đường mà từ đó chúng ta có thể đi đến một thoả thuận.
Tôi nghĩ bây giờ các bên đã có một cấu trúc cơ bản và các nhà đàm phán đang nỗ lực làm việc, hai hoặc lần một ngày, để điểm thêm chi tiết mới”.
Trong suốt tuần này, các nhà đầu tư đã theo dõi sát sao diễn biến tại thủ đô Washington để tìm kiếm các dấu hiệu tích cực từ cuộc đàm phán trần nợ đã kéo dài hàng tháng qua.
Theo CNBC, các nhà đàm phán từ Nhà Trắng đã tổ chức họp với nhóm của ông McCarthy vào ngày 18/5, tiếp tục nỗ lực để đạt được một thoả thuận nâng hoặc đình chỉ trần nợ công.
Hạ viện và Thượng viện cần phải thông qua một thoả thuận trước hạn chót tiềm năng 1/6, thời điểm sớm nhất mà Bộ Tài chính cảnh báo chính phủ Mỹ sẽ cạn sạch tiền mặt.
Ông McCarthy từ chối tiết lộ những chi tiết mới trong cuộc đàm phán. Ông nói: “Tôi không nghĩ sẽ có ích nếu các vị nhà báo viết tin và sau đó công chúng nổi điên lên vì những chi tiết ấy”.
“Theo tôi, so với một tuần trước, vị thế của chúng ta hôm nay rõ ràng đã tốt hơn nhiều, bởi chúng ta đang có những nhà đàm phán phù hợp để thảo luận vấn đề với phong thái chuyên nghiệp, hiểu biết...”, Chủ tịch Hạ viện nói thêm.
Loạt bình luận mới cho thấy một sự thay đổi thái độ đáng chú ý từ ông McCarthy, người cho đến nay vẫn có vẻ bi quan hơn Nhà Trắng hoặc các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội về khả năng đạt thoả thuận.
Chuyển biến tích cực của ông McCarthy xuất hiện sau cuộc họp quan trọng tại Nhà Trắng hôm 16/5, mà sau đó Tổng thống Joe Biden đã cử hai trong số các cố vấn đáng tin cậy nhất của mình để khởi động một vòng đàm phán mới.
Hai nhân vật quan trọng này là cố vấn của tổng thống, ông Steve Ricchetti và Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách, bà Shalanda Young.
Trong quá trình trao đổi với truyền thông, ông McCarthy cũng đã dành thời gian để ca ngợi nhóm đàm phán của Nhà Trắng.
“Tôi dành sự tôn trọng tuyệt đối cho bà Shalanda và ông Ricchetti. Họ đặc biệt, thông minh, cứng rắng và có niềm tin mạnh mẽ vào phe Dân chủ”, Chủ tịch Hạ viện McCarthy nhấn mạnh.
“Họ đang giải quyết vấn đề rất chuyên nghiệp khi xem xét khả năng nâng trần nợ như thế nào, quan tâm đến những gì Hạ viện lo ngại cùng nhiều vướng mắc khác”, ông cho biết thêm.
Mặc dù sự thay đổi rõ ràng của ông McCarthy là thông tin đáng hoan nghênh đối với thị trường tài chính, nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội.
Đảng Dân chủ đang ngày càng lo ngại rằng ông Biden đang để các thành viên Đảng Cộng hoà tại Hạ viện chiếm thế thượng phong, bất chấp thực tế là phe Dân chủ đang kiểm soát Nhà Trắng và Thượng viện.
Ông Biden đã để ngỏ khả năng đáp ứng một yêu cầu của phe Cộng hoà, đó là thắt chặt chi tiêu đối với một số chương trình trợ cấp liên bang.
Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jefferies cho biết yêu cầu này là hoàn toàn không phù hợp với các hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ.
Trong khi đó, tại Thượng viện, một nhóm gồm 11 đảng viên Dân chủ đã gửi cho ông Biden một lá thứ vào ngày 18/5, kêu gọi vị tổng thống tiếp tục để ngỏ phương án sử dụng Tu chính án thứ 14.
Tu chính án thứ 14 nhấn mạnh “không ai được quyền nghi ngờ tính hợp lệ của các khoản nợ công tại Mỹ”. Song, việc viện dẫn bản sửa đổi này có khả năng kéo theo các cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài.
Đầu tháng 5, ông Biden cho biết mình đã cân nhắc Tu chính án thứ 14, nhưng kết luận rằng nó sẽ không ngăn được tình trạng vỡ nợ.
Kết thúc cuộc họp chính sách mới nhất, các quan chức Fed đã nhất trí cắt giảm lãi suất chuẩn thêm 25 bps.
Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề xuất nhiều phương án khác nhau về cuộc xung đột. Đa phần muốn "đóng băng" tiền tuyến như hiện tại và buộc Ukraine tạm ngừng nỗ lực gia nhập NATO.
Các quốc gia xuất khẩu của châu Âu, dẫn đầu là Đức, sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu ông Trump thắt chặt các hạn chế thương mại, trong khi đó, các nhà xuất khẩu châu Á phải chịu nhiều rào cản thương mại hơn.
Ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, một số chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump còn có mục đích sâu xa hơn.