Digiworld không phải là tên tuổi xa lạ. Trái lại, đó là một thương hiệu dẫn đầu ngành phân phối ICT và rất quen thuộc trên sàn chứng khoán. Mỗi ngày, giới đầu tư vẫn theo dõi sát sao tin tức cập nhật của Digiworld.
Theo thông tin mới nhất thì Digiworld đã chính thức tái định vị mình. Về hình ảnh, Digiworld ra mắt logo mới vẫn giữ nguyên tông màu cam chủ đạo, với các yếu tố biểu tượng: Ngôi sao 12 cánh, Nút Play, Cánh buồm mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Qua đó, Digiworld thể hiện sự thấu hiểu, cam kết của mình trong phát triển bền vững tại Việt Nam cũng như cho thấy quyết tâm mở rộng thị trường của Digiworld.
Ngoài ra, logo mới còn phản ánh khát vọng vươn xa của Digiworld, sẵn sàng vượt qua các thách thức để chinh phục những đỉnh cao mới, tiếp tục dẫn đầu thị trường và tìm kiếm những cơ hội mới đầy triển vọng.
Logo Digiworld vừa ra mắt với nhiều tầng ý nghĩa.
Như thế, bằng tái định vị hình ảnh, Digiworld đã truyền tải một thông điệp rất rõ ràng: Truly Vietnam – Truly market builder - “Thấu hiểu thị trường, tiên phong kiến tạo”. Tái định vị ở Digiworld đã không đơn thuần là thay áo mới mà là tái sinh bản sắc. Theo bà Tô Hồng Trang, phó Tổng giám đốc của Digiworld “dù đạt được những thành công nhất định nhưng Digiworld cần thiết phải thay đổi. Đó không chỉ để lớn mạnh mà để đi trước đón đầu thị trường”.
Thị trường hiện nay đã thay đổi từng ngày với nhu cầu ngày càng đa dạng. Trong một thị trường như thế, bên cạnh cơ hội là không ít vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp. Có những vấn đề doanh nghiệp tự giải quyết được nhưng có những thách thức, điểm nghẽn “pain points” làm doanh nghiệp lao đao, lúng túng.
Theo bà Tô Hồng Trang, xông pha vào những “pain points” ấy, xác định “những nỗi đau chưa được chữa lành” của doanh nghiệp, từ đó giải những bài toán khó, tìm ra giải pháp đột phá chính là Digiworld tiên phong kiến tạo thị trường (Market Builder). Trở thành Market Builder- solve problem chính là mục tiêu của Digiworld trong lần chuyển đổi này.
Bà Tô Hồng Trang chia sẻ về định vị mới tại sự kiện ra mắt.
Nhìn lại lịch sử gần ba thập kỷ hoạt động, ở mỗi cột mốc quan trọng, Digiworld đều tiên phong đi trước thị trường. Thời điểm mới thành lập công ty (1997), Digiworld quyết định kinh doanh linh kiện lắp ráp máy tính để đón đầu xu hướng internet. Khi chuyển sang làm phân phối cho các sản phẩm ICT (những năm đầu 2000), lãnh đạo Digiworld tiên đoán xu hướng thị trường sẽ là tiêu dùng laptop giá rẻ.
Thay vì chỉ phân phối theo cách thông thường, Digiworld để xuất với Acer một chiến lược giá phù hợp, giúp Acer liên tục giữ ngôi vị số 1 suốt từ năm 2000-2007. Tương tự, Digiworld cũng tái định vị khách hàng mục tiêu và tư vấn đổi mới mẫu mã cho Dell, giúp Dell nhiều năm liền dẫn đầu về lượng laptop bán ra ở các thành phố lớn và là thương hiệu máy tính được ưa chuộng nhất giai đoạn 2011-2017.
Chính trong năm 2017, Digiworld tham gia phân phối cho Xiaomi, giúp Tập đoàn này từ chỗ chưa có tên tuổi gì ở Việt Nam vươn lên vị trí top 3 các thương hiệu smartphone ở Việt Nam. Hay Digiworld cũng đã góp phần giúp Whilpool- nhà thiết bị gia dụng đến từ Mỹ đột phá kênh MT, hỗ trợ thương hiệu bia AB-Inbev thâm nhập thị trường Việt Nam thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, không có sự tiên phong, đột phá nào đến từ vùng an toàn. Khi ngành ICT bão hòa, lãnh đạo Digiworld quyết định tìm động lực tăng trưởng mới bằng cách tăng cường nội lực qua hợp tác và đầu tư. Những quyết định này từng vấp phải không ít lo ngại từ phía nhà đầu tư lẫn khách hàng.
Ông Đoàn Hồng Việt - Chủ tịch Digiworld bên logo mới.
Bởi mở rộng đồng nghĩa Digiworld phải đầu tư lớn, tăng thêm chi phí vì khó tận dụng được sức mạnh và mạng lưới 16.000 điểm bán sẵn có từ mảng ICT. Đây đều là những lĩnh vực mới mẻ với Digiworld. Các lĩnh vực mới này cũng đã có những đối thủ đáng gờm cát cứ, với mức độ cạnh tranh khốc liệt.
Ngoài ra, để một sản phẩm mới chiếm lĩnh thị phần, cần rất nhiều thời gian, nhất là khi thương hiệu chưa đủ mạnh hoặc danh mục sản phẩm chưa đủ đa dạng. Đó là chưa kể nỗi lo về việc Digiworld bị "biến chất", có thể đánh mất các giá trị cốt lõi hoặc chất lượng dịch vụ khi mở rộng quy mô và đa dạng hóa ngành hàng.
Với hàng loạt thách thức kể trên, không phải bước đi nào của Digiworld cũng xuôi thuận hay nhãn hàng nào Digiworld tham gia phân phối cũng ghi nhận thành công. Dù vậy, lãnh đạo Digiworld vẫn kiên định và nhất quán với con đường đã chọn: mở rộng đa sản phẩm vào ngành hàng, tăng cường đầu tư chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái vững mạnh. Rõ ràng, phải có tầm nhìn và sự dũng cảm trong tư duy lẫn hành động thì lãnh đạo Digiworld mới quyết tâm đến vậy.
Suốt hành trình của mình, Digiworld đã không chọn con đường dễ để đi mà chọn tập trung tạo giá trị đích thực và sự khác biệt. Bây giờ, hành trình "Market Builder" của Digiworld mới chỉ bắt đầu nhưng đầy hứa hẹn. Lãnh đạo Digiworld cho biết, Công ty cần những đối tác cùng khát vọng, cần nhà đầu tư cùng tầm nhìn và cần khách hàng cùng niềm tin.
Logo mới của Digiworld.
Bà Tô Hồng Trang đại diện Ban lãnh đạo Digiworld chia sẻ về tư duy “Market builder” của Digiworld trong Lễ công bố định vị mới.
Masan Consumer cho biết thời gian tới sẽ tập trung vào chiến lược cao cấp hoá sản phẩm và vươn ra thế giới.
Chủ tịch IDICO đánh giá, việc Mỹ áp thuế chắc chắn sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác và sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến mảng bất động sản khu công nghiệp.
Từ lỗ hơn 200 triệu USD/năm, WinMart đã bắt đầu có lãi trong năm ngoái.
Năm nay, Ban lãnh đạo BV Land đặt mục tiêu lãi sau thuế gần 409 tỷ đồng, gấp 23 lần thực hiện năm 2024. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức lợi nhuận năm cao kỷ lục của doanh nghiệp.