Vĩ Mô 03/07/2024 17:19

Chuyên gia: ‘Không thể cấm tăng giá khi tăng lương'

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính nhấn mạnh, việc tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 không ảnh hưởng lớn đến lạm phát do khu vực công chỉ chiếm một phần nhỏ trong nền kinh tế. Đồng thời, lương tăng theo lạm phát và năng suất lao động, vì vậy không thể cấm tăng giá khi tăng lương.

"Việc tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 không ảnh hưởng lớn đến lạm phát do khu vực công chỉ chiếm một phần nhỏ trong nền kinh tế. Đồng thời, lương tăng theo lạm phát và năng suất lao động, vì vậy không thể cấm tăng giá khi tăng lương".

Đây là nhận định của TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2024 sáng 3/7.

Theo đó, trả lời về ảnh hưởng của việc tăng lương, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho biết, mặc dù lương cơ sở được tăng từ ngày 1/7, nhưng việc điều chỉnh lương chủ yếu diễn ra trong khu vực công có quy mô chưa đến 8% trong nền kinh tế, trong khi lao động khu vực ngoài quốc doanh chiếm 80% lực lượng lao động và FDI chiếm khoảng 10%. Bởi vậy, các tác động từ việc tăng lương tới lạm phát thời gian tới sẽ không quá lớn.

Về vấn đề kiểm soát giá cả, ông Độ cho rằng lương tăng theo lạm phát và năng suất lao đông. Vì vậy, không thể cấm tăng giá khi tăng lương. “Lạm phát mỗi năm chỉ tăng 3%, tức là sau 6 năm nó mới tăng 20%, nhưng lương mỗi lần tăng sẽ lên tới 20 - 30%. Như vậy thì tại sao lại cấm tăng giá khi tăng lương”, ông nói.

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, việc đòi hỏi nhà nước nước phải có biện pháp để kiểm soát hoàn toàn vấn đề này là rất khó. Nhà nước nước chỉ có thể kiểm soát những diễn biến vĩ mô như nguồn cung tiền không tăng quá nhiều, các lãi suất không để thấp, kiểm soát tỷ giá ổn định.

Việc nhận định giá tăng bao nhiêu phải dựa vào con số của Tổng cục thống kê, Nhà nước chỉ có thể quan tâm đến cái chỉ số gọi là chỉ số tổng, không thể tính từng mặt hàng. Trên thực tế, có những mặt hàng ở chợ này tăng nhưng chợ kia chưa tăng, tỉnh này tăng nhưng tỉnh khác không tăng. Đồng thời, có những mặt hàng chỉ tăng giá sau nhiều năm niêm yết hoặc vào những dịp lễ rồi lại giảm.

Vì vậy, ông cho rằng việc giá cả có tăng hay không phải dựa vào số liệu thống kê chứ không nên chỉ nhìn thấy một vài mặt hàng tăng thì cho rằng giá tăng.

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính (Ảnh: HVTC).

Cần khuyến khích cạnh tranh theo giá

Liên quan đến vấn đề ổn định giá cả sau tăng lương cơ bản 30%, nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế quốc dân) đề xuất, cần có các giải pháp đồng bộ cả về tuyên truyền nhận thức, kinh tế, tài chính, hành chính - pháp lý cùng với các chủ thể có liên quan như nhà nước nước, doanh nghiệp, dân cư…

Đối với nhà nước, cần có nguồn hoặc cơ chế dự trữ hàng hóa đáng kể để cung ứng ra thị trường vào thời điểm cần thiết, hình thành cơ chế giá trần phù hợp với những mặt hàng thiết yếu, tăng cường hiệu năng quản lý thị trường khi có hiện tượng đầu cơ tăng giá hoặc tăng giá không đủ cơ sở và căn cứ phù hợp.

Song song với đó, khuyến khích cạnh tranh theo giá, tăng cường nhập khẩu để ổn định giá và tăng lãi suất huy động, phát hành trái phiếu dự án hoặc trái phiếu doanh nghiệp có nhà nước nước bảo lãnh để thu hút phần nào lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông.

Đối với doanh nghiệp, khi khu vực công tăng lương, có thể coi đây là cơ hội để thu hút nhân lực tài năng từ khu vực công thông qua tiếp nhận toàn bộ thời gian hoặc hợp đồng thuê ngoài phù hợp với chi phí lao động không quá cao. Đồng thời, doanh nghiệp cần tái cơ cấu, áp dụng mô hình kinh doanh mới, quản trị tinh gọn để tiết kiệm chi phí, khai thác mọi sự hỗ trợ để tiết kiệm chi phí.

Đối với công chúng, cần ổn định tâm lý, không chạy theo tâm lý đám đông, không tự gây ra làn sóng đổ xô mua hàng hóa khi chưa có nhu cầu thực sự, giảm thiểu tâm lý tích trữ và có phương thức chi tiêu cá nhân hợp lý, tiết kiệm và bền vững.

Để ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trước việc tăng tiền lương, đại diện Cục Quản lý giá cho biết, cần giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường, các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá để kịp thời đưa ra những kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá.

Cùng với đó, để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cần điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác.

Các bộ, ngành, địa phương chủ động tổ chức triển khai các giải pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá các mặt hàng nhà nước nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường.

Anh My
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 05/07/2024 22:10
Infographics: Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2030 tầm nhìn 2050

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Vĩ Mô 05/07/2024 20:23
Thường trực Ban Bí thư: Xử lý dứt điểm án tham nhũng liên quan đến cán bộ

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đề nghị Ban Nội chính Trung ương tham mưu xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực liên quan đến cán bộ, đảng viên.

Vĩ Mô 05/07/2024 10:46
Quảng Trị sắp khởi công sân bay hơn 5.800 tỷ đồng

Dự án Cảng hàng không Quảng Trị do Liên danh T&T - Cienco 4 đầu tư sẽ khởi công ngày 6/7.

Vĩ Mô 05/07/2024 10:44
Hàng không liên tiếp đón tàu bay mới, giá vé bắt đầu 'hạ nhiệt'

Sau giai đoạn vé máy bay tăng nóng dịp cao điểm hè, các hãng hàng không đang liên tục đón thêm các tàu bay mới nhằm tăng nguồn cung số ghế, hạ nhiệt vé máy bay.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO