Theo báo cáo tài chính quý II/2025, CTCP Dược phẩm Imexpharm (Mã: IMP) ghi nhận doanh thu thuần đạt 633 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước nhờ tiếp tục mở rộng thị trường. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 38,7% cùng kỳ lên 40,1% quý này.
Theo giải trình, nhờ cơ cấu danh mục sản phẩm bán ra, quản lý hiệu quả chi phí hoạt động nên cả quý, doanh nghiệp lãi sau thuế 90 tỷ đồng, tăng 37% so với nền thấp cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lãi quý II hàng năm cao nhất mà doanh nghiệp từng đạt được.
Nguồn: BCTC Imexpharm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Imexpharm tăng 22% lên 1.227 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 31% lên 210 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 165 tỷ.
Năm nay doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu gần 3.000 tỷ đồng và phá kỷ lục lãi trước thuế 494 tỷ đồng. Như vậy với kết quả trên, Imexpharm đã thực hiện được 46% kế hoạch doanh thu, và gần 43% mục tiêu lãi trước thuế năm.
Imexpharm cho biết, động lực tăng trưởng cho hai quý đầu năm đều ở 2 kênh OTC (kênh thuốc không kê đơn) và ETC (kênh đấu thầu qua bệnh viện) phát triển tích cực, đặc biệt là kênh OTC với mức tăng 32% so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên kênh OTC dẫn dắt tăng trưởng chung của toàn công ty sau giai đoạn chững lại năm 2023 - 2024.
Theo Imexpharm, sự phục hồi của kênh OTC được ghi nhận ở tất cả các khu vực, đặc biệt là miền Bắc nơi có mức tăng trưởng vượt trội lên tới 70%. Trong khi đó, kênh ETC vẫn duy trì đà tăng vững 24% so với cùng kỳ, đóng góp 53% vào doanh thu 6 tháng đầu năm 2025.
Ba nhóm thuốc chủ lực tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực: nhóm thuốc kháng sinh tăng 25%, nhóm thuốc ho tăng mạnh 73%, và nhóm thuốc hỗ trợ tiêu hóa tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: BCTC quý II/2025.
Tính đến hết tháng 6, quy mô tài sản của Imexpharm đạt hơn 3.025 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ so với đầu năm, chủ yếu do tăng các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng và lượng tiền nhàn rỗi gia tăng.
Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 25% lên 479 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho giảm 6%. Lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng của Imexpharm tăng 79% lên 543 tỷ đồng và chiếm gần 1/5 tổng tài sản.
Cuối kỳ, dư nợ đi vay hơn 400 tỷ đồng, đa số là nợ dài hạn, tăng mạnh so với mức 33 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong nửa đầu năm, công ty đã đi vay 554 tỷ đồng và đã trả nợ gốc 235 tỷ.
Tại ngày 30/6, tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Imexpharm là 260 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển là 132 tỷ.
Hồi tháng 5, Livzon Pharmaceutical Group (Trung Quốc) cho biết đã mua lại gần 64,81% vốn Imexpharm với giá hơn 5.700 tỷ đồng từ SK Group (Hàn Quốc) và hai cổ đông khác là CTCP Đầu tư Bình Minh Kim và CTCP Đầu tư KBA.
Dù vậy, trên báo cáo tài chính vừa công bố, tại cuối tháng 6/2025, cơ cấu cổ đông của Imexpharm vẫn không thay đổi, với tỷ lệ nắm giữ lớn nhất vẫn thuộc về SK Group (47,69%), Vinapharm nắm 22,04%. CTCP Đầu tư Bình Minh Kim và CTCP Đầu tư KBA giữ lần lượt 9,75% và 7,37% vốn.
Nước sạch Sông Đà đã ngắt được chuỗi 7 quý lỗ trước đó và thiết lập đỉnh lợi nhuận mới gần 96 tỷ đồng, giúp công ty sớm hoàn thành kế hoạch năm.
Năm 2017, Khải Hoàn Land được chấp thuận địa điểm đầu tư Khu du lịch sinh thái Bãi Ông Lang, lấy tên thương mại là Helios Coastal City, tổng vốn 3.000 tỷ đồng. Theo điều chỉnh mới nhất, đến cuối năm 2025 dự án này sẽ hoàn thành thủ tục pháp lý để đến cuối 2026 triển khai thi công, đưa vào hoạt động.
Lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của CTCP Bến xe Miền Tây đạt 22,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ và là mức cao nhất trong lịch sử.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land, cho rằng mức thuế bổ sung 5,4% hoặc 3,6%/năm tính trên tiền sử dụng đất chưa nộp là một gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp, trong khi vấn đề này xuất phát từ những vướng mắc pháp lý và sự thiếu rõ ràng trong các thông số định giá đất.