Sea – công ty mẹ của Shopee đang cho thấy đà thăng tiến bền vững của mình với những kết quả kinh doanh khả quan trong quý I/2025.
Theo đó, doanh thu GAAP là 4,8 tỷ USD – tăng 29,6%, lợi nhuận gộp 2,2 tỷ USD – tăng 43,9%; thu nhập ròng 410,8 triệu USD so với tổng lỗ ròng 23 triệu USD trong quý I/2024. Tổng EBITDA đã điều chỉnh là 946,5 triệu USD so với 401,1 triệu USD trong quý I/2024.
Kết quả này tiếp nối đà tăng trưởng ấn tượng của họ trong quý IV/2024, lúc đạt lợi nhuận ròng 237 triệu USD. Cộng hưởng, trong cả năm 2024, thu nhập ròng của Sea đạt 444 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần so với mức 163 triệu USD trong năm 2023. Năm 2023 cũng là năm đầu tiên Sea báo có lãi sau 14 năm hoạt động trên thương trường.
Về mảng TMĐT: Shopee có GMV và khối lượng đơn hàng cao kỷ lục trong quý đầu tiên của năm 2025, đồng thời cải thiện được khả năng sinh lời ở cả châu Á và Brazil. Cụ thể hơn: tổng đơn hàng gộp (Gross Order) đạt 3,1 USD trong khi GMV là 28,6 tỷ USD.
Doanh thu GAAP của Shopee đạt 3,5 tỷ USD – tăng 28,3%; 2 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là phí giao dịch và quảng cáo tăng 39,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,4 tỷ USD.
(Ảnh: Sea)
Trong một chia sẻ gần đây với Deal Street Asia, Forest Li – Nhà sáng lập Sea cho biết: “Ngoài việc mở rộng quy mô và tiết giảm chi phí, thì quảng cáo là động lực tăng trưởng chính trong quý I/2025 trên Shpee, với doanh thu tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, khi nhiều người bán sử dụng các công cụ quảng cáo được nâng cấp của nền tảng.
Người mua hoạt động hàng tháng cũng tăng hơn 15% trong quý, chi phí hậu cần cho mỗi đơn hàng cũng giảm 6% ở châu Á và 21% ở Brazil”.
Ông Forest Li cũng cho biết thêm: Sea kỳ vọng GMV của Shopee sẽ tăng 20% trong năm 2025 nhờ các tính năng mới có thể thúc đẩy sự tương tác. Bên cạnh đó, tại thị trường Indonesia, Shopee đã ra mắt dịch vụ giao hàng tức thời tại một số thành phố được chọn và áp dụng cho các thành viên VIP có trả phí, thu hút hơn một triệu người dùng.
Ở thị trường Việt Nam, vào đầu tháng 3/2025, Shopee cũng đã thông báo về việc tăng phí sàn và các loại chi phí khác gây xôn xao dư luận.
(Ảnh: BT Marketing)
Các điều chỉnh của Shopee áp dụng cho các shop thường, với phí sàn tối đa (gọi là phí cố định), từ 4% lên mức cao nhất 10%. Hầu hết ngành hàng trước đó chịu phí 3-4% sẽ thành 7-9% từ tháng 4. Ngoài ra, Shopee còn ngừng cung cấp miễn phí một số gói hỗ trợ nhà bán khác liên quan, thu phí cố định vận chuyển trả hàng. Đồ điện tử từ 1% - 4% có thể tăng lên 1,5% - 9,5%; đồ gia dụng – thời trang từ 4% có thể lên đến 9%...
Giám đốc công ty chuyên về giải pháp thương mại điện tử Fixecom Lê Sĩ Dũng nói với VNE rằng: với lần điều chỉnh lần này, tổng phí tối thiểu mà nhà bán phải chịu trên mỗi đơn hàng Shopee thuộc hàng cao nhất các sàn. "Các shop thường sẽ chịu áp lực chi phí cao hơn so với một số sàn thương mại điện tử khác", ông nói.
Ông ước tính: với phí sàn mới, tổng chi phí bán hàng trên Shopee có thể tăng lên mức 6,5-15%, chưa kể các khoản phí khác như Voucher Xtra (3%), Content Xtra (3%) và phí thanh toán 5%. Do đó, biên lợi nhuận tối thiểu để tồn tại trên Shopee sau đợt tăng phí này là 30-40%.
Về mảng game: mặc dù không đạt doanh số kỷ lục như Shopee, song Garena cũng đã có quý tốt nhất kể từ năm 2021. Lượng người dùng hoạt động trong quý đạt 661,8 triệu - tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Game chủ lực của họ là Free Fire tiếp tục dẫn đầu, bên cạnh các trò chơi khác như Arena of Valor, EA Sports FC vẫn tiếp tục giữ được vị thế của mình.
Sự hợp tác giữa Garena và Naruto Shippuden đầu năm 2025 là động lực tăng trưởng chính cho quý này.
(Ảnh: Garena)
Chiến dịch hợp tác này đã được triển khai trong hơn hai năm, nhằm giới thiệu các vật phẩm lấy cảm hứng từ nhân vật và các kỹ năng đặc biệt trong thế giới của Naruto Shippuden. Nhờ thế, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của Free Fire lên mức cao nhất kể từ khi xảy ra đại dịch.
Về mảng dịch vụ tài chính: Sea vừa đổi tên SeaMoney thành Monee. Từ một đơn vị thua lỗ trong quý I/2022, Monee đã có EBITDA điều chỉnh gần bằng EBITDA ở các mảng chính khác của Sea, đạt 241,4 triệu USD trong quý đầu tiên năm 2025. Doanh thu GAAP đạt 787,1 triệu USD – tăng 57,6% so với quý I/2024.
Monee đã tăng thêm hơn 4 triệu người vay lần đầu trong quý I/2025, đưa tổng vốn cho vay của công ty vượt quá 5,8 tỷ USD - tăng 76,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, số lượng người vay tiêu dùng cá nhân và vay kinh doanh của Monee đã vượt quá 28 triệu, tăng hơn 50% so với năm ngoái.
Tổng vốn mà Monee cho khách hàng mình vay ở thị trường Thái Lan đã vượt 1 tỷ USD, trong khi ở thị trường Brazil và Malaysia tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng từ các sản phẩm SPayLater liên kết với Shopee. Mặc dù tăng trưởng nhanh chóng, song chất lượng tài sản của Monee vẫn ổn định, với tỷ lệ nợ xấu trong 90 ngày ở lĩnh vực cho vay giữ ở mức 1,1%.
Ở Việt Nam, nền tảng Shopee lại hợp tác với TPBank để triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng và vay kinh doanh, chứ không dùng Monee.
BNEWS Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt loạt thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu, nhiều nhà bán lẻ quốc tế đang phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Bộ Tài chính nghiên cứu phương án đánh thuế 20% trên phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán nhằm phù hợp với thực tế của thị trường và tối ưu khoản thuế thu nhập cá nhân đóng vào ngân sách nhà nước.
Lãnh đạo Cục Thuế nói Meta cần sớm nghiên cứu để hiện diện thương mại, từ đó tăng kết nối chính sách và đầu tư công nghệ cao giữa Việt Nam - Mỹ.
Với những trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất giao thẩm quyền này cho cấp xã.