Lạm phát Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến vào tháng 1. (Ảnh minh hoạ: Reuters).
Theo báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 12/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 đã tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và 0,5% so với tháng liền trước. Cả hai đều cao hơn ước tính của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones, lần lượt là 2,9% và 0,3%.
Không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi tăng 3,3% so với cùng kỳ và 0,4% so với tháng trước. Ước tính tương ứng của các nhà kinh tế là 3,1% và 0,3%.
Chi phí nhà ở tiếp tục là nguyên nhân chủ chốt thúc đẩy lạm phát. Trong tháng đầu năm 2025, khoản mục này đi lên 0,4% so với tháng liền trước và chiếm khoảng 30% tổng mức tăng.
Giá thực phẩm nhích 0,4%, chủ yếu do giá trứng nhảy vọt 15,2%. Theo CNBC, giá trứng tăng nóng do dịch cúm gia cầm buộc nông dân Mỹ phải tiêu huỷ hàng triệu con gà.
Bộ Lao động Mỹ lưu ý đây là mức tăng mạnh nhất của giá trứng kể từ tháng 6/2015 và chiếm hơn 66% tổng mức tăng trong khoản mục giá thực phẩm tại nhà. Tính chung trong năm qua, giá trứng đã phi mã 53%.
Cũng theo bản báo cáo, giá đồ uống không cồn tăng 2,2%, trong khi giá cà chua giảm 2% và các loại rau tươi khác đi xuống 2,6%.
Giá xe mới đi ngang trong tháng 1, nhưng xe ô tô và xe tải đã qua sử dụng tăng 2,2%. Bảo hiểm xe cơ giới tăng 2%. Giá năng lượng đi lên 1,1%, trong đó giá xăng tăng 1,8%.
Chia sẻ với CNBC, nhà phân tích chiến lược đầu tư Josh Jammer của ClearBridge Investments nhận định: “Fed sẽ chờ đợi và quan sát lâu hơn dự kiến sau báo cáo CPI tháng 1 nóng hổi”.
“Chi phí nhà ở vẫn là động lực chính kéo lạm phát lõi đi lên trong bối cảnh lãi vay mua nhà cao hơn, buộc nhiều người Mỹ phải thuê nhà trong một thị trường mà tỷ lệ nhà trống đang gần mức thấp kỷ lục”, ông Erik Norland, nhà kinh tế trưởng của CME Group, nhấn mạnh.
Tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số CPI bất ngờ tăng nóng trong tháng 1, khiến bài toán hạ lãi suất của Fed thêm phức tạp.
Thị trường tài chính lao dốc sau số liệu CPI. Hợp đồng tương lai gắn với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất hơn 400 điểm, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng mạnh.
Bản báo cáo được công bố chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell hàm ý ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ "án binh bất động" một thời gian.
Phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Chủ tịch Fed cho biết ông nghĩ các nhà hoạch định chính sách không cần phải vội hạ lãi suất trong khi đánh giá triển vọng lạm phát và vì Tổng thống Donald Trump đang tiếp tục kế hoạch áp thuế nhập khẩu.
Nhà kinh tế Norland nhận thấy sau báo cáo CPI, các nhà giao dịch có vẻ tin rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn so với dự kiến trước đây.
Theo dữ liệu của CME Group, các nhà giao dịch đa phần kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong một thời gian và lùi đợt giảm tiếp theo vào tháng 9. Xác suất Fed chỉ hạ lãi suất một lần trong năm nay vào khoảng 70%.
Tuy nhiên, ông Trump vẫn đang thúc giục ngân hàng trung ương đưa lãi suất xuống thấp hơn. Trong một bài đăng khoảng nửa giờ trước khi báo cáo CPI được công bố, Tổng thống Mỹ viết: “Lãi suất nên giảm xuống để song hành với chính sách thuế quan sắp tới”.
Ngân hàng trung ương Mỹ đã giảm lãi suất tổng cộng 100 điểm cơ bản vào năm 2024 và giữ nguyên chi phí đi vay tại cuộc họp đầu năm 2025.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra bình luận về chính sách tiền tệ trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm 12/2.
Rủi ro gia tăng khi giới chức trách Trung Quốc lần đầu giải cứu một công ty bất động sản tại thị trường đại lục.
Doanh nghiệp Trung Quốc đang thu hút cổ đông bằng các khoản chi trả cổ tức cao kỷ lục.
Tổng thống Trump cho biết ông sẽ công bố thuế quan đối ứng vào ngày 12/2. Ông cảnh báo thuế quan mới sẽ ảnh hưởng đến “tất cả mọi người”.