Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 6, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 86 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến ngày 15/6/2025, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 911 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024.
Riêng tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá tra đạt 158 triệu USD tính đến giữa tháng 6, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo VASEP, mức tăng này chủ yếu đến từ các đơn hàng được ký và thực hiện từ đầu năm, đặc biệt là các hợp đồng giao hàng theo điều kiện FOB/CIF đã chốt từ trước. Vì vậy, con số kim ngạch hiện tại chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của thị trường trong tháng 6.
Phile cá tra đông lạnh tiếp tục là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu sang Mỹ. Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch đạt 131 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu phile cá tra của Việt Nam. Riêng tháng 5 ghi nhận mức xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm, đạt 38 triệu USD, tăng mạnh 27% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, nhóm sản phẩm cá tra chế biến mã HS16 ghi nhận tăng trưởng bứt phá, đạt hơn 8 triệu USD trong 5 tháng đầu năm. Con số tăng gần 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra chế biến của Việt Nam.
Xuất khẩu cá tra chế biến Việt Nam sang Mỹ (Nguồn: VASEP)
Hiệp hội nhận định, dù kim ngạch còn khiêm tốn so với phile đông lạnh, tốc độ tăng trưởng đều và mạnh qua các tháng cho thấy dư địa phát triển lớn của phân khúc này trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cá tra khô và các sản phẩm đông lạnh khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, đạt gần 3 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thị trường Mỹ hiện đối mặt với rủi ro chính sách.
Nguy cơ Mỹ áp mức thuế mới với cá tra Việt Nam từ ngày 1/8/2025 đã khiến nhiều doanh nghiệp hạn chế ký kết đơn hàng mới và đẩy nhanh tiến độ giao hàng theo hợp đồng cũ. Một số doanh nghiệp chuyển hướng sang xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, chất lượng cao nhằm gia tăng giá trị, đồng thời hạn chế rủi ro tăng giá sau khi thuế có hiệu lực.
VASEP cho biết, thông tin về chính sách thuế đã khiến các nhà nhập khẩu Mỹ tăng cường gom hàng sớm, đẩy mạnh đặt hàng trước thời điểm 1/8. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao xuất khẩu cá tra sang Mỹ vẫn tăng mạnh trong giai đoạn đầu mùa hè, dù triển vọng sắp tới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá sầu riêng hôm nay (15/7) tại Gia Lai dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khu vực đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng nhưng mưa kéo dài.
Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2025 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt 2,57 tỷ USD. Con số này chiếm 29% kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ.
Giá lúa gạo hôm nay (15/7) không ghi nhận biến động mới tại thị trường trong nước. Trong khi đó, giá gạo tại các quốc gia xuất khẩu hàng đầu châu Á đồng loạt giảm 2 – 5 USD/tấn.
Trung Quốc vừa đạt thêm bước tiến trong việc giải quyết tình trạng dư cung các mặt hàng công nghiệp chủ chốt. Trong đó, sản lượng thép thô trong tháng 6 giảm mạnh nhất trong vòng 10 tháng qua, dẫn đầu mức giảm trong nhóm vật liệu xây dựng.