Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong tháng 6, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ đạt 1,6 tỷ USD tăng 30,7% so cùng kỳ năm trước.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6, tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 8,8 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ 2024.
Mức tăng mạnh nhất nằm trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6, liên tục duy trì quanh mốc 1,5–1,6 tỷ USD/tháng, cao hơn trung bình khoảng 300–500 triệu USD so với năm trước. Riêng tháng 5 và 6/2025 chứng kiến mức tăng mạnh nhất, đạt gần 1,6 tỷ USD mỗi tháng – mức cao kỷ lục trong hơn một năm qua.
Nguồn: Cục Hải quan (Anh Tuấn tổng hợp)
Hai nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Mỹ là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và bông các loại.
Nguồn: Cục Hải quan (Anh Tuấn tổng hợp)
Trong đó, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,57 tỷ USD, chiếm khoảng 29% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ.
Nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ trong nửa đầu năm 2025. Nguồn: Cục Hải quan (Anh Tuấn tổng hợp)
Trước đó, vào ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Mỹ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước, theo Báo Chính phủ.
Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ và tốt đẹp của quan hệ song phương. Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump hoan nghênh việc hai đoàn đàm phán của hai nước đã thống nhất Tuyên bố chung Việt Nam – Mỹ về Khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng.
Tổng thống Donald Trump đánh giá cao việc Việt Nam cam kết dành quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa của Mỹ, trong đó xe ô tô phân khối lớn. Ông khẳng định Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương, nhất là trong các lĩnh vực mà hai bên ưu tiên.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị phía Mỹ sớm công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường và bỏ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ cao.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump cũng đã trao đổi một số phương hướng, biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong những năm tới. Hai nhà Lãnh đạo đã thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực có ý nghĩa then chốt, đột phá như khoa học, công nghệ cao.
Cũng thảo luận về thương mại hai nước, trước đó, vào ngày 11/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc làm việc với Thượng nghị sĩ Roger Marshall, đại diện bang Kansas, thành viên Đảng Cộng hoà và là tiếng nói có ảnh hưởng trong chính giới Mỹ về các vấn đề kinh tế, thương mại, nông nghiệp, Báo Chính phủ.
Thảo luận về tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng giữa hai nước hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu của Mỹ và đề nghị Mỹ có bước đi tương xứng.
Chiều 15/7, tại cuộc họp chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, tình hình dịch tả lợn châu Phi đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhất là ở phía Bắc, dịch vẫn có xu hướng gia tăng, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, đặc biệt mưa lũ và sự lây lan nhanh, độc lực cao của virus dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 15/7, các tỉnh Quảng Trị và Phú Thọ ghi nhận dịch tả heo châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều xã, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ chăn nuôi. Chính quyền địa phương đang khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát và xử lý ổ dịch nhằm hạn chế thiệt hại và ngăn dịch lan rộng.
Giá sầu riêng hôm nay (15/7) tại Gia Lai dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khu vực đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng nhưng mưa kéo dài.
Giá lúa gạo hôm nay (15/7) không ghi nhận biến động mới tại thị trường trong nước. Trong khi đó, giá gạo tại các quốc gia xuất khẩu hàng đầu châu Á đồng loạt giảm 2 – 5 USD/tấn.