Tại buổi tổng kết năm, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) thông tin năm 2024, các chỉ tiêu sản xuất hoàn thành vượt mức từ 5,2% đến 26,3% kế hoạch Chính phủ giao.
Về tài chính, tập đoàn đã về đích trước kế hoạch cả năm từ 3-7 tháng, vượt 34% đến 3,1 lần kế hoạch được giao và tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023.
Đặc biệt đây là năm thứ 3 liên tiếp, PVN phá kỷ lục về tổng doanh thu toàn tập đoàn và cán mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước COVID-19 (năm 2019) và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản hợp nhất của PVN đạt hơn 1 triệu tỷ đồng - là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất không phải là ngân hàng có quy mô tài sản trên 1 triệu tỷ đồng; vốn chủ sở hữu hơn 530.000 tỷ đồng.
Tổng doanh thu bình quân hằng năm tương đương khoảng 9-10% GDP của cả nước; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hằng năm đạt 9-9,5% tổng thu ngân sách của cả nước.
Hiện nay, hằng năm PVN cung cấp gần 9-11 tỷ m3 khí cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia, 70% sản lượng đạm và 70-80% lượng khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước. PVN cũng là doanh nghiệp đứng thứ 2 về cung cấp điện với tổng công suất các nhà máy điện đạt 6.605 MW, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng điện quốc gia.
Thị trường hiện đã có 5 đơn vị xếp hạng tín nhiệm được cấp phép hoạt động tại Việt Nam là Saigon Ratings, FiinRatings, VIS Rating, S&I Ratings và Thien Minh Rating.
Theo kế hoạch Vietravel muốn chào bán gần 29 triệu để có nguồn tiền trả nợ ngân hàng và trả lương người lao động song doanh nghiệp xin tạm dừng phương án để điều chỉnh mục đích sử dụng vốn.
Nhiều doanh nghiệp dầu khí đề ra chỉ tiêu lợi nhuận giảm hai chữ số cho năm 2025, trái lại có đơn vị kỳ vọng lãi đột biến năm tới.
Tổng công ty hiện nắm giữ danh mục 110 doanh nghiệp với tổng vốn của SCIC theo giá trị sổ sách là 53.401 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 183.157 tỷ đồng.