Theo công bố thông tin doanh nghiệp của CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) tại thời điểm tháng 4/2025, danh sách cổ đông của công ty đã thay đổi so với trước, khi không còn sự xuất hiện của Dragon Capital Finance.
Danh sách góp vốn vào VIS Rating hiện chỉ còn 8 cổ đông lớn (so với 9 đơn vị vào thời điểm 26/2) bao gồm: Moody’s Singapore (49%), Chứng khoán ACB (ACBS - 9,27%), Chứng khoán VPS (VPSS - 6,96%), Chứng khoán VNDirect, Ngân hàng Nam Á và TNEX Finance mỗi bên cùng nắm giữ 6,8% và Ngân hàng Bắc Á (Bac A Bank) nắm 5,1% vốn điều lệ.
Nguồn: VIS Rating.
VIS Rating thành lập vào tháng 11/2021 bởi Moody’s Singapore, một công ty xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới, và các định chế tài chính tại Việt Nam, dựa trên sáng kiến của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam. Tổ chức này đã được Bộ Tài chính cấp phép cung cấp dịch vụ Xếp hạng tín nhiệm vào ngày 18/9/2023 và trở thành tổ chức thứ ba được phép cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực.
Tại thời điểm thành lập, Moody’s Singapore là cổ đông lớn nhất của VIS Rating với tỷ lệ nắm giữ 49%. Các cổ đông sáng lập khác bao gồm Chứng khoán ACB, Dragon Capital Finance Limited, Ngân hàng TMCP Nam Á, Chứng khoán VNDirect, Chứng khoán VPS, mỗi bên nắm giữ 10,2%.
Ở diễn biến khác, hồi tháng 2/2025, HĐQT VIS Rating đã bổ nhiệm ông Nguyễn Lâm Dũng - Thành viên HĐQT VIS Rating giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2021 - 2026 kể từ ngày 17/12/2024. Trước khi nắm giữ chức vụ này, ông Dũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Chứng khoán VPS.
Theo một số nhà phân tích, các ngành nguyên liệu công nghiệp như cao su, nhựa, giấy và bao bì tuy có chịu thuế nhưng mức độ ảnh hưởng ở phạm vi hẹp hơn do tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ không lớn. Ngoài ra, một số mặt hàng chiến lược như đất hiếm, khoáng sản công nghiệp vẫn được duy trì xuất khẩu do nằm trong diện miễn trừ thuế.
Nhiều doanh nghiệp niêm yết đang phụ thuộc lớn vào xuất khẩu tại Mỹ, với tỷ trọng bán hàng lên đến hàng chục phần trăm, như May Sông Hồng, Vinatex, Phú Tài, Vĩnh Hoàn, Sao Ta, Nam Kim...
Một câu chuyện rất gian nan của các doanh nghiệp bất động sản là nguồn vốn để có thể vực dậy. Nguồn vốn của nhóm này chủ yếu đến từ vay ngân hàng, phát hành trái phiếu và một phần ứng trước từ khách hàng. Với những gì đã diễn ra, doanh nghiệp bất động sản phải chắc chắn thực hiện được hoạt động xây dựng, bàn giao thì mới có thể lấy lại được niềm tin từ khách hàng, nhà đầu tư.
Hai phương án kinh doanh được Novaland đề xuất căn cứ vào hai kịch bản tháo gỡ pháp lý, một phương án trong tình huống nhiều thuận lợi và một phương án trong tình huống ít thuận lợi hơn.