Khảo sát cho thấy, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên giảm mạnh 2.500 – 3.300 đồng/kg so với ngày hôm trước, xuống chỉ còn 122.000 – 122.500 đồng/kg.
Trong đó, Lâm Đồng là địa phương ghi nhận giá giảm mạnh nhất, giảm 3.300 đồng/kg, về mốc 122.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh khác như Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai, giá thu mua cũng đồng loạt giảm 2.800 đồng/kg, 2.700 đồng/kg và 2.500 đồng/kg. Mức giá giao dịch phổ biến hiện nay tại các khu vực này vào khoảng 122.500 đồng/kg.
Thị trường |
Trung bình |
Thay đổi so với hôm trước |
Đắk Lắk |
122.500 |
-2.700 |
Lâm Đồng |
122.000 |
-3.300 |
Gia Lai |
122.500 |
-2.500 |
Đắk Nông |
122.500 |
-2.800 |
Tỷ giá USD/VND |
25.760 |
- |
Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Trong phiên giao dịch kết thúc vào sáng ngày 23/5, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao tháng 7/2025 trên Sàn London đóng cửa ở mức 4.787 USD/tấn, giảm 2,37% (116 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9 giảm 2,15% (105 USD/tấn), xuống chỉ còn 4.784 USD/tấn.
Giá cà phê robusta trên Sàn London trong phiên giao dịch ngày 23/5. (Nguồn: giacaphe.com)
Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao tháng 7/2025 cũng giảm 2,58% (9,55 US cent/pound) so với phiên giao dịch trước, xuống còn 360,75 US cent/pound; hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 giảm 2,39% (8,8 US cent/pound), đạt 358,65 US cent/pound.
Giá cà phê arabica trên Sàn New York trong phiên giao dịch ngày 23/5. (Nguồn: giacaphe.com)
Giá cà phê đã giảm mạnh trong phiên giao dịch vừa qua, với arabica rơi xuống mức thấp nhất trong 5 tuần và robusta chạm đáy 6 tuần.
Sự gia tăng tồn kho cà phê đang gây áp lực lên giá cả. Tính đến ngày 22/5, tồn kho cà phê robusta được ICE giám sát đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng, đạt 5.425 lô. Con số này tương ứng với 54.250 tấn, tăng từ 42.250 tấn vào cuối tháng 4 và 46.200 tấn cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, tồn kho cà phê arabica do ICE giám sát cũng tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng rưỡi, đạt 883.197 bao.
Các nhà giao dịch cho biết vụ thu hoạch cà phê robusta ở cả Brazil và Indonesia đang tăng tốc.
“Brazil và Indonesia đều đã bắt đầu thu hoạch, nguồn cung sẽ tăng lên, mặc dù hạt cà phê hiện chưa dồi dào,” một thương nhân tại Việt Nam, nước sản xuất robusta hàng đầu cho biết.
Trong khi đó, theo hiệp hội ngành cà phê ABIC, doanh số bán lẻ cà phê tại Brazil, nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, đã giảm 5% từ đầu năm đến nay do giá cao.
Các báo cáo gần đây từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, sản lượng cà phê của các quốc gia sản xuất hàng đầu như Brazil, Việt Nam, Indonesia… đều được dự báo tăng trong niên vụ 2025-2026.
Trong báo cáo mới nhất, USDA đã điều chỉnh tăng 2,32% dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của Colombia, lên mức 13,2 triệu bao. Đồng thời, xuất khẩu cà phê nhân xanh từ quốc gia sản xuất arabica rửa sạch chất lượng cao này dự kiến sẽ đạt 11,2 triệu bao trong niên vụ 2024-2025, tăng 4,67% so với niên vụ 2023-2024.
Sản lượng cao hơn của Colombia được cho là nhờ điều kiện thời tiết được cải thiện, với nhiệt độ tăng cao thúc đẩy quá trình sinh trưởng và tạo điều kiện độ ẩm đất thuận lợi, từ đó nâng cao sản lượng.
Tuy nhiên, USDA dự báo rằng sản lượng cà phê của Colombia trong niên vụ 2025-2026 sẽ giảm 5,3% so với năm trước, còn 12,5 triệu bao. Xuất khẩu dự kiến sẽ giảm nhẹ so với năm hiện tại, đạt 10,7 triệu bao.
Dự báo thận trọng này liên quan đến điều kiện thời tiết bất lợi được cho sẽ xảy ra vào những tháng cuối năm nay, nhưng cũng có thể nói rằng vẫn còn thời gian phía trước. Hiện tượng thời tiết La Nina được dự báo sẽ yếu đi, với xác suất 75% cho điều kiện trung tính trong nửa cuối năm 2025.
Mạng lưới Thông tin Nông nghiệp Toàn cầu của USDA cũng đã điều chỉnh tăng dự báo trước đó về sản lượng cà phê arabica của Costa Rica trong niên vụ 2024-2025, tăng 18%, lên tổng cộng 1,29 triệu bao. Báo cáo ước tính sản lượng sẽ ổn định trong niên vụ tiếp theo 2025-2026, ở mức khoảng 1,17 triệu bao, trong đó ước tính sẽ có khoảng 1,05 triệu bao được xuất khẩu đến các thị trường tiêu dùng.
Với diễn biến của thị trường heo hơi những ngày vừa qua, các chuyên gia dự báo đà giảm có thể tiếp tục kéo dài sang tuần tới.
Nếu được thông qua, chính sách này sẽ là hỗ trợ cho ngành nhôm nước này trong trường hợp không thể đạt được thỏa thuận dự kiến với Mỹ trước ngày 21/7.
OPEC+ dự kiến tăng mạnh sản lượng dầu trong tháng 8, lên tới 550.000 thùng/ngày, nhằm đối phó tồn kho toàn cầu thấp và sức ép từ Mỹ sau thời gian dài cắt giảm để giữ giá.
Reuters dẫn nhận định của các chuyên gia trong ngành nhận định tại sự kiện “Bữa tối & Hội nghị Cà phê” tổ chức ở Brazil vào thứ Sáu (4/6) rằng việc tái thiết hàng tồn kho cà phê toàn cầu có thể sẽ cần ít nhất hai vụ mùa thuận lợi, sau nhiều niên vụ liên tiếp thâm hụt nguồn cung,