Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm đạt 1,4 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, từ cuối quý II/2022 trở đi, tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ chậm dần ở một số thị trường.
Ngay từ tháng 6, những dấu hiệu chững lại của thị trường cá tra bắt đầu thể hiện rõ. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 6 giảm 20% xuống khoảng 200 triệu USD, theo tính toán từ số liệu của VASEP. Nếu so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 4, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 6 giảm tới 35%.
Tuy nhiên, theo Undercurrent News, một số doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi tín hiệu phục hồi trở lại của thị trường Trung Quốc sau khi lao dốc do chịu tác động bởi chính sách siết chặt nhập khẩu thực phẩm đông lạnh nhằm chống dịch COVID-19. Xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc và Mỹ đều tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Giá cá tra phi lê tại EU khoảng 3,4 USD/kg trong đầu năm 2022 nhưng sau đó giảm trong quý II năm nay.
Theo bà Lê Thị Thuỳ Trang, Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Siam Canadian tại Việt Nam cho biết: “Giá cá tra hiện đã giảm hơn so với đầu năm. Tại Việt Nam, tình hình kiểm soát dịch bệnh rất tốt, không còn giãn cách xã hội, xét nghiệm COVID-19 gắt gao, 100% người dân được tiêm vắc xin. Doanh nghiệp chế biến cũng không phải mất thêm các chi phí. Ngoài ra, chi phí cước tàu gần đây cũng bắt đầu giảm dần”, bà Trang nói.
Hồi giữa tháng 7, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú cho biết cước tàu đang giảm do lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trên toàn cầu.
Giá cá tra tại thị trường EU hiện quanh mức 1.95 - 3.05 USD/kg.
“Giá cá tra đang giảm dần bởi bởi thiếu vắng các đơn hàng mới. Sức mua tại thị trường Trung Quốc cũng giảm do lượng hàng đang còn mắc kẹt ngoài cảng và các kho còn nhiều. Trong tháng 6, giá cá tra vẫn ở mức cao nhưng trong tháng 7, giá bắt đầu giảm dần”, một chủ doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thuỷ sản tại EU cho biết.
Ông Don Kelley, Giám đốc công ty nhập khẩu và chế biến thuỷ sản Mỹ Western Edge Seafood xác nhận giá cá tra nhập khẩu tại Mỹ đang giảm. Tuy nhiên, ông cho rằng việc Trung Quốc bỏ quy định kiểm tra COVID-19 trên thực phẩm đông lạnh sẽ tăng thêm đáng kể nhu cầu cá tra trong thời gian tới.
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu nới dần quy định kiểm dịch gắt gao đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ ngày 13/7.
Nhiều người kỳ vọng động thái này sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy mua hàng hơn. Bà Trang cho biết “Trung Quốc nằm trong top các thị trường tiêu thụ cá tra của Việt Nam. Tin mừng là Trung Quốc nhập khẩu thuỷ sản đông lạnh một cách dễ dàng hơn. Việc thị trường này mở cửa trở lại là yếu tố hỗ trợ giá trong thời gian tới nhưng sẽ mất thời gian dài để trở về mức giá 3,4 USD/kg”.
Theo vị này, hiện tại thị trường vẫn khá trầm lắng và nhiều nhà chế biến vẫn chưa thể thống nhất về giá cá nguyên liệu với người nuôi.
Chẳng hạn như hồi đầu tháng 8, giá cá tra nguyên liệu tăng khoảng 1.000 đồng/kg nhưng rất ít nhà máy có thể chấp nhận mức tăng đó. Họ chỉ có thể chấp nhận mức giá cũ.
Trong vòng 1 hoặc 2 tháng tới, mùa lễ hội sẽ bắt đầu và nhu cầu bắt đầu tăng mạnh.
Đại diện một công ty nhập khẩu cá tra lớn thứ hai tại EU cho rằng việc Trung Quốc bỏ các quy định gắt gao trong kiểm dịch đối với thực phẩm đông lạnh có tác động ngay đối với giá và nhu cầu.
“Có thể trong hai tháng tới, việc sản xuất có thể gặp khó khăn nhưng hiện tại, nguồn cung vẫn đang đáp ứng đủ nhu cầu”, ông nói.
Vị này kỳ vọng lượng hàng của công ty ông xuất khẩu sang EU trong vài tháng tới sẽ tăng mạnh do thị trường này bước vào mùa thu. Bên cạnh đó, hầu hết nhà máy chế biến tại Việt Nam đã khôi phục ít nhất 70% công suất do đó nguồn hàng cũng được cung ứng nhiều hơn.
Trong những tháng gần đây, việc thiếu cá nguyên liệu (do chịu tác động bởi làn sóng COVID-19 hồi cuối năm 2021) đã khiến giá liên tục tăng mạnh. Một số nhà nhập khẩu thậm chí phải đặt hàng trước 6 tháng mới có hàng.
Một số nhà nhập khẩu tại EU đang theo dõi động thái từ Trung Quốc để xem liệu rằng việc thị trường này mở cửa có thúc đẩy nhu cầu cá tra, từ đó khiến giá tăng cao hay không.
Khi nói về khía cạnh người tiêu dùng, nhà nhập khẩu cá tra lớn thứ hai tại Châu Âu cho biết lạm phát ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng của tất cả ngành, trong đó có thuỷ sản.
“Lạm phát bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng, phải mất thời gian, lĩnh vực bán lẻ mới có thể chấp nhận mức giá mới này. Các nhà chế biến như chúng tôi cũng sẽ buộc phải chuyển phần chi phí gia tăng vào trong giá bán. Điều này là cần thiết do giá cá tra phi lê nguyên liệu đã tăng gần như 100% so với đầu năm 2021”, ông nói.
Một số chuyên gia dự báo giá heo hơi ngày mai sẽ tiếp đà tăng tại nhiều địa phương do thị trường có xu hướng đi lên vào cuối năm.
Giá lúa gạo hôm nay (23/12) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng giảm trái chiều 100 đồng/kg đối với gạo và tấm thơm. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam điều chỉnh giảm mạnh 11 – 17 USD/tấn, sau khi khách hàng lớn nhất là Philippines ra tín hiệu sẽ mua gạo từ Ấn Độ và Pakistan.
Giá thép thanh Trung Quốc trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng trở lại trong phiên giao dịch chiều nay sau 3 phiên giảm liên tiếp, mức thấp nhất một tháng. Giá quặng sắt cũng phục hồi sau 3 phiên giảm.
Giá cao su hôm nay (23/12) đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch chính do khối lượng giao dịch thưa thớt vào thời điểm cuối năm. Bên cạnh đó, thị trường còn chịu áp lực bởi tồn kho tại Trung Quốc tăng và mưa giảm bớt tại Thái Lan.