Giá cao su hôm nay 8/4: Nhật Bản lao dốc hơn 9%, chạm mức thấp nhất 13 tháng

Giá cao su đồng loạt lao dốc trong phiên hôm qua khi lo ngại triển vọng nhu cầu tiêu thụ chịu tác động mạnh từ thuế quan của Mỹ. Trong đó, Nhật Bản chạm mức thấp nhất 13 tháng, còn Trung Quốc thấp nhất 10 tháng.

Cập nhật giá cao su thế giới

Kết thúc phiên giao dịch 7/4, tại Nhật Bản, giá cao su kỳ hạn tháng 4 giảm rất mạnh 9% (28,8 yen/kg) về mức 291,9 yen/kg, ghi nhận mức thấp nhất kể từ ngày 29/2/2024. Ở Trung Quốc, giá cao su giảm 5,5% (905 nhân dân tệ) về mức 15.405 nhân dân tệ/tấn, thấp nhất kể từ ngày 13/5/2024. Trong khi tại Thái Lan, giá cao su kỳ hạn tháng 4 đi ngang ở mức 81,17 baht/kg do hôm qua là Ngày Lễ Quốc Gia.

 Nguồn: Lan Hương tổng hợp từ Sở giao dịch Osaka và Hiệp hội cao su Thái Lan 

Giá cao su sụt giảm mạnh phản ánh triển vọng nhu cầu toàn cầu suy yếu sau khi Tổng thống Donald Trump triển khai loạt thuế quan quy mô lớn.

Các biện pháp mới bao gồm thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu và thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, đã làm dấy lên lo ngại về việc nhu cầu yếu đi trong các ngành công nghiệp then chốt sử dụng cao su.

Ngành ô tô, đặc biệt là sản xuất lốp xe, được dự báo sẽ bị ảnh hưởng khi chi phí tăng cao gây áp lực lên sản xuất.

Ngoài ra, các mức thuế bổ sung đối với Trung Quốc – quốc gia mua cao su lớn nhất – đã khiến triển vọng nhu cầu càng trở nên ảm đạm hơn.

Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng giá cao su có thể được hỗ trợ phần nào nhờ điều kiện thời tiết bất lợi đang làm giảm sản lượng cao su tự nhiên và hạn chế nguồn cung.

Bên cạnh đó, các biện pháp hỗ trợ dự kiến từ chính quyền Trung Quốc nhằm đối phó với thuế quan cũng có thể giúp ổn định giá cả.

Trên thị trường Malaysia, giá cao su cũng đóng cửa giảm do chịu ảnh hưởng từ thị trường cao su khu vực và giá dầu thô giảm.

"Tuy nhiên, tổn thất đã được hạn chế bởi mùa đông đang diễn ra, gây gián đoạn nguồn cung cao su thiên nhiên (NR) tại các nước sản xuất cao su lớn và đồng ringgit yếu hơn so với USD trong bối cảnh kỳ vọng vào các biện pháp kích thích của Trung Quốc", một thương nhân chia sẻ với Bernama.

Trong khi đó, thương nhân cũng cho biết, đà giảm giá cao su tương lai của Nhật Bản cũng làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại lan rộng và làm giảm triển vọng nhu cầu toàn cầu.

Trích dẫn một báo cáo, vị thương nhân cho biết giá cao su tương lai toàn cầu giảm mạnh từ tuần trước, do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng mạnh thuế quan.

Kết thúc phiên giao dịch theo giờ địa phương, Hội đồng Cao su Malaysia báo cáo rằng giá Cao su Tiêu chuẩn Malaysia (SMR) 20 giảm 43 sen xuống còn 793,5 sen/kg, trong khi giá mủ cao su giảm 4,5 sen xuống còn 663,5 sen/kg.

Cập nhật giá cao su trong nước

Trong nước, một số doanh nghiệp vẫn giữ giá cao su bình ổn. Cụ thể, Công ty Cao su Phú Riềng giữ nguyên giá thu mua mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC, mủ nước là 440 đồng/TSC.

Tại Công ty Cao su Bà Rịa, giá thu mua mủ nước ở mức 462 đồng/độ TSC/kg (áp dụng cho độ TSC từ 25 đến dưới 30); mủ đông DRC (35 - 44%) ở mức 13.600đ/kg; mủ nguyên liệu dao động từ 16.900 - 18.200 đồng/kg.

Trong khi đó, Công ty Cao su Mang Yang báo giá thu mua mủ nước khoảng 443 – 447 đồng/TSC, còn mủ đông tạp khoảng 406 - 461 đồng/DRC. Giá thu mua có hiệu lực từ ngày 14/3/2025.

 

Lan Hương
CÙNG CHUYÊN MỤC
Chính phủ duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được duyệt đặt mục tiêu sản lượng điện tăng gấp đôi vào 2030, tỷ lệ điện tái tạo chiếm 28-36%.

Điều kiện để xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần đảm bảo rằng cám gạo và cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc không chứa sinh vật gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm và các thành phần biến đổi gen....

Giá gạo liên tục giảm mạnh, hướng đi nào cho các doanh nghiệp xuất khẩu?

Việc giá gạo giảm mạnh đã khiến xuất khẩu tập trung nhiều vào các thị trường Châu Phi. Trong khi đó, một số doanh nghiệp chọn việc tập trung vào phân khúc cao cấp, có giá bán cao hơn.

Cá tra Việt thêm nhiều cơ hội 'bơi' vào Brazil

Theo nhận định của VASEP, Brazil là thị trường chiến lược để Việt Nam mở rộng xuất khẩu thủy sản vào khu vực Nam Mỹ. Với lợi thế giá cả, hợp tác song phương lâu đời và nhu cầu nhập khẩu ổn định của Brazil, thủy sản Việt Nam có cơ hội củng cố vị thế và đa dạng hóa đầu ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động.